Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục học ở trường đại học Đồng Tháp

Câu 18: Theo bạn, môn Giáo dục học có vị trí như thế nào đối với chuyên ngành mà bạn đang theohọc: A. Môn Cơ sở B. Môn nghiệp vụ C. Môn chuyên ngành D. Môn tổng hợp Câu 19: Chức năng cơ bản của giáo dục (theo nghĩa hẹp) là gì? A. Hình thành năng lực cho học sinh B. Hình thành phẩm chất cho học sinh C. Hình thành thể chất cho học sinh D. Hình thành động lực học tập cho học sinh Câu 20: Bản chất của quá trình dạy học là gì? A. Hình thành trí tuệ cho học sinh B. Chuyển hóa chuẩn mực đạo đức thành hành vi và thói quen tốt cho học sinh C. Tổ chức quá trình nhận thức độc đáo cho học sinh dưới dự hướng dẫn của giáo viên D. Giúp học sinh cónhân cách phát triển toàn diện

pdf104 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục học ở trường đại học Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như A.P Uxova, A.I. Xorokina, L.A.Venger đều thống nhất rằng, trò chơi học tập có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển trí tuệ của người học [11]. Vì thế cần phải coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cho GV về tính tích cực của việc tổ chức trò chơi trong dạy học thông qua bộ môn GDH bằng các chuyên đề, các lớp tập huấn, hội thảo, cuộc thi, đề tàiđể tạo điều kiện cho GV có cơ hội giao lưu, học hỏi, mở rộng tầm nhìn, nâng cao năng lực chuyên môn, qua đó họ có thêm kinh nghiệm để xây dựng, thiết kế, tổ chức trò chơi học tập vào trong bộ môn mình một cách linh hoạt hơn. Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học là một quá trình phức tạp: một mặt chúng là hình thức dạy học, đồng thời chúng vẫn là hoạt động vui chơi. Nếu trên tiết học có sử dụng trò chơi học tập thì giúp cho người học có hứng thú đến với tiết học, chú ý đến những lời chỉ dẫn của GV, đãm bảo sự lĩnh hội chương trình học tập một cách tốt hơn. Thông qua trò chơi học tập không những cung cấp cho SV một khối lượng kiến thức nhất định mà còn dạy SV lĩnh hội những tri thức ấy, trang bị cho chúng các kỹ năng làm việc, phát triển tính tích cực, tính tự lập của tư duy. Cho nên, GV cần đầu tư nhiều thời gian, công sức trong công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế 66 các loại trò chơi dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học. Ngoài ra, GV cần rèn luyện các kỹ năng tổ chức, quản lý trò chơi. Có thể nói việc điều khiển trò chơi là một nghệ thuật, vì trò chơi có sôi nổi, có hấp dẫn hay không , có phát huy tính tích cực học tập của SV hay không, không chỉ phụ thuộc vào nội dung của trò chơi mà còn phụ thộc vào cả người điều khiển trò chơi. Vì vậy, trong quá trình tổ chức trò chơi học tập cho SV, GV cần phải biết kết hợp giữa giọng nói, điệu bộ, cử chỉ.một cách linh hoạt, có như vậy mới tạo cho người chơi cảm giác hồ hởi, phấn khởi, tham gia chơi nhiệt tình. 3.2.1.5. Biện pháp5: Nâng cao nhận thức, hành vi và thái độ tích cực cho SV khi thực hiện các trò chơi dạy học do GV đề ra - Hoạt động học tập của SV với bản chất là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để hình thành phẩm chất năng lực của người học. GV cần hướng dẫn cho SV hiểu được mục đích, yêu cầu nội dung môn học cần phải đạt được để SV có thời gian chuẩn bị trước bài học của mình. Trong dạy học hiện đại, đòi hỏi SV phải phần nào tự mình tích lũy dữ kiện, tìm kiếm thông tin dựa vào kinh nghiệm cá nhân dưới sự hổ trợ của GV, nên khi tổ chức các trò chơi học tập GV cần yêu cầu SV tìm kiếm thông tin trên tài liệu, sách tham khảo, internetđể chuẩn bị lĩnh hội nội dung bài học nhanh chóng hơn. - Trong quá trình tổ chức trò chơi học tập GV cần phải đáp ứng thỏa mãn nhu cầu hứng thú của người chơi, phải coi SV là trung tâm, là chủ thể trong trò chơi. GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn là “điểm tựa”, là “thang đỡ” giúp người chơi trong những lúc thật cần thiết, để tạo điều kiện, cơ hội cho họ vươn lên. Đồng thời cũng phải bảo đảm tự do, tự nguyện cho họ trong quá trình chơi. - GV cần tạo điều kiện cho SV tham gia vào trò chơi một cách tự tin, mạnh dạn, giúp họ có thêm sức mạnh và động cơ học tập hứng thú khi được tiếp nhận và tham gia giải quyết trò chơi, làm cho họ cảm thấy được sự gần gủi, được cởi mở và quan trọng hơn làm cho người học chú ý vào nội dung bài học một cách tự nhiên, không gượng ép, bắt buộc, khô cứng. - Dạy học thông qua trò chơi học tập cũng là một trong những con đường giúp GV thực hiện được mục đích dạy học, giáo dục của mình. Trong trò chơi GV cùng SV khám phá, cùng giải quyết, cùng đi đến những kết luận cụ thể. Điều này đã tạo 67 cho SV hoạt động nhận thức tích cực trong khi chơi, vận dụng vốn kinh nghiệm kiến thức đã có vào hoàn cảnh mới, được thử sức mình trong các điều kiện khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ mà trò chơi đặt ra. Với các trò chơi đa dạng và hấp dẩn, họ sẽ có hứng thú và đó cũng là động lực quan trọng để thúc đẩy tính tích cực nhận thức của SV. 3.2.2 Một số yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH. Khi tổ chức trò chơi học tập cho SV, GV cần chú ý đảm bảo một số yêu cầu sau: - Cần sử dụng phối hợp trò chơi với các phương pháp dạy học khác, không tổ chức trò chơi quá lâu. - Những trò chơi được lựa chọn phải dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với đặc điểm và khả năng của sinh viên với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học. - Người chơi phải nắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi - Tạo điều kiện cho SV tham gia tổ chức điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của SV. - Trò chơi sử dụng phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lý không gây nhàm chán. - GV phải quan sát, theo dõi và bao quát lớp học để kịp thời giúp đỡ, khuyến khích, động viên người chơi khi cần thiết. - Dùng yếu tố thi đua để lôi cuốn SV tích cực tham gia trò chơi, song cũng không quá nhấn mạnh vào yếu tố thi đua một cách quá mức, biến thi đua thành ganh đua. - Sau khi chơi cần tổ chức thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 3.3 Thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Quy trình thực nghiệm - Mục đích thực nghiệm: Kiểm tra tính khả thi hợp lý của trò chơi và sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH (phần LLGD) theo hướng phát huy tính tích cực học tập của SV sư phạm. - Nội dung thực nghiệm: Giới hạn ở phần lý luận giáo dục với nội dung các trò chơi dạy học đã được thiết kế như nêu ở phần trên. 68 - Phương pháp và kỹ thuật tiến hành + Chọn mẫu thực nghiệm . Lớp đối chứng: Gồm SV lớp HPGE407507 năm thứ 1 (số lượng 166 SV, ngành: toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, GDCT) . Lớp thực nghiệm: Gồm SV lớp HPGE407508 năm thứ 1 (số lượng 168 SV, ngành: toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, CNTT) Với những điều kiện tương đồng về điểm thi đầu vào xấp xỉ nhau, độ tuổi, tỷ lệ nam nữ, cùng các chuyên ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội của cả 2 như nhau. Thực nghiệm được tiến hành từ tháng 3 – tháng 5 năm 2011. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng thực hiện nội dung học tập theo những thời điểm như nhau. + Các bước tiến hành thực nghiệm .Trước hết chúng tôi tiến hành khảo sát nội dung chương trình giảng dạy môn GDH (phần LLGD) cho SV cả 2 lớp bằng bài kiểm tra 15 phút . Chúng tôi thiết kế bài kiểm tra căn cứ vào mục tiêu đã xác định, tiến hành kiểm tra trước khi tiến hành dạy thử nghiệm nhằm đánh giá mức độ nắm tri thức môn GDH của các em. . Sau đó chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm . Kiểm tra sau khi dạy thử nghiệm . Cuối cùng là phân tích kết quả thực nghiệm và kết luận +Tiêu chí đo đạc và đánh giá Căn cứ vào các dấu hiệu biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên. Chúng tôi xác định một số chỉ số cơ bản sau để đo đạc, so sánh trong thử nghiệm và đối chứng. 1) Các hành vi biểu hiện tích tích cực trong quá trình học tập môn GDH của SV Tập trung chú ý vào nội dung bài học/số lượng sinh viên 1 lớp ( 1A ) Hứng thú, tích cực học tập/số lượng sinh viên 1 lớp ( 2A ) Tìm kiếm tư liệu/số lượng sinh viên 1 lớp ( 3A ) Hợp tác nhóm/số lượng sinh viên 1 lớp ( 4A ) Trao đổi ý kiến. Chia 2 mức độ ( 5A ): 69 K: không trao đổi C: có trao đổi Các chỉ số 1A , 2A , 3A , 4A , 5A ghi dấu bằng số lượng để đánh giá mức độ xuất hiện của mỗi chỉ số đối với mỗi trò chơi. Sau đó tính giá trị trung bình của chúng, mức độ xuất hiện nào của giá trị trung bình xuất hiện càng nhiều thì giá trị càng cao chỉ số A5 ghi dấu có hoặc không. Phiếu đánh giá tiêu chí đo đạc được sử dụng để ghi dấu các chỉ số đánh giá tích cực học tập trong giờ học. Căn cứ vào tần suất hiện của các dấu hiệu để đánh giá mô tả các chỉ số định tính của các giờ thử nghiệm và đối chứng. 2) Kết quả học tập Để đánh giá kết quả học tập của SV chúng tôi dùng bài kiểm tra 15 phút lần 1(Chương 1: Những vấn đề cơ bản của Lý luận giáo dục) và bài kiểm tra 15 phút lần 2 sau khi học xong (Chương 3. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cuối cùng, so sánh giá trị trung bình của SV giữa 2 lớp) + Tổ chức dạy thực nghiệm - Đối với lớp đối chứng (GE407507), tổ chức tiết dạy bình thường: GV sử dụng các phương pháp thuyết trình, vấn đáp theo logic bài học dạy những ngày thường. - Đối với lớp thực nghiệm (GE407508) tổ chức tiến hành tiết dạy thực nghiệm: Thực nghiệm tiết dạy phần: “Các nguyên tắc giáo dục”, “Phương pháp giáo dục”, “Nội dung, phương pháp công tác chủ nhiệm lớp” có sử dụng các trò chơi dạy học đã được xây dựng ở trên. ( Cụ thể đưa vào phần phụ lục) + Đo sau thực nghiệm ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Cho SV lớp đối chứng và lớp thực nghiệm kiểm tra 15 phút 2 lần có cùng đề ở chương I và chương III + Kỹ thuật đo và đánh giá 1) Đo tần số biểu hiện tính tích cực trong quá trình học tập Qua quan sát các buổi học ở 2 lớp thử nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi ghi chép, phân tích các biên bản căn cứ vào tiêu chí đo đạc đã xác định ở trên để thống kê, tính trung bình của từng chỉ số đó. Đó là kết quả học tập của SV dựa vào bài kiểm tra của cả 2 lần ở lớp thực nghiệm và đối chứng. 70 So sánh kết quả ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi sử dụng công thức kiểm định thống kê ý nghĩa khác biệt của 2 trung bình mẫu. 2 2 2 1 2 1 21 N S N S XXT    Trong đó: 1N , 1X , 1S là điểm trung bình và phương sai của lớp đối chứng 2N , 2X , 2S là điểm trung bình và phương sai của lớp thực nghiệm Với mức xác xuất 05,0 nếu 2 TT  thì sự khác nhau không có ý nghĩa và ngược lại. Điểm trung bình: N X ii xn Trong đó, in là số SV, ix là điểm Phương sai 1 )( 2 2     N xx S in i 3.3.2 Kết quả khảo sát đầu vào bằng kiểm tra 15 phút Nội dung chương trình giảng dạy môn GDH trung học (phần LLGD) được thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2 Bảng 3.1 Phân phối tần số điểm kiểm tra trước thực nghiệm Điểm số )( in Nhóm Lớp Số bài 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X Đối chứng 407507 166 0 0 0 14 26 54 32 24 12 4 0 Tần số )( ix 166 14 26 54 32 24 12 4 0 5,4698 Thực nghiệm 407508 168 0 0 0 15 27 53 35 22 12 4 0 Tần số )( ix 168 15 27 53 35 22 12 4 0 5,4404 71 Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra nhận thức của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm khi chưa có tác động sư phạm Mức độ % Nhóm Tổng số bài Yếu – Kém Trung bình Khá Giỏi Đối chứng 166 24,10 51,80 21,69 2,41 Thực nghiệm 168 25 52,39 20,23 2,38 Chú thích: + Từ 0 – 4 điểm là: Yếu – Kém + Từ 5 – 6 điểm là: Trung bình + Từ 7 – 8 điểm là: Khá + Từ 9 – 10 điểm là: Giỏi Dựa vào bảng 3.2 chúng tôi minh họa kết quả trước khi tác động sư phạm ở hình 3.1 dưới đây. 51.80 21.69 2.41 25.00 52.39 20.23 2.38 24.10 0 10 20 30 40 50 60 Đối chứng Thực nghiệm Hình 3.1 Biểu diễn tần suất kết quả kiểm tra trước khi có tác động sư phạm Yếu – Kém Trung bình Khá Giỏi 72 - Điểm trung bình + Nhóm đối chứng 166 )9.4()8.12()7.24()6.32()5.54()4.26()3.14(    n xn X ii 4698.5 166 908 166 369616819227010442    + Nhóm thực nghiệm 168 )9.4()8.12()7.22()6.35()5.53()4.27()3.15(   n xn X ii 4404.5 168 914 168 369615421026510845    Như vậy, qua kết quả kiểm tra đầu vào chúng tôi thấy trình độ nhận thức của SV trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm là ở trình độ trung bình môn GDH trung học (phần LLGD). Trình độ SV ở các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là tương đương nhau, không có sự chênh lệch lớn. 3.3.3 Kết quả thực nghiệm 3.3.3.1 Biểu hiện các hành động tham gia trong giờ học So sánh kết quả trung bình về mức độ của các biểu hiện ở bảng 3.3. Các hình 3.2 và 3.3 Bảng 3.3 Mức độ biểu hiện tính tích cực trong dạy học Chương I. Những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục. Lớp Tỷ lệ )( 1A Tỷ lệ )( 2A Tỷ lệ )( 3A Tỷ lệ )( 4A Tỷ lệ )( 5A Đối chứng 22.0166 36  31.0166 52  29.0166 48  36.0166 60  K Thực nghiệm 38.0168 64  67.0168 114  48.0168 81  59.0168 99  C 73 Hình 3.2 Biểu hiện tích cực ở lớp đối chứng Hình 3.3 Biểu hiện tích cực ở lớp thực nghiệm + Chỉ số A1: Chỉ số SV tập trung chú ý vào nội dung bài học, ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này cho thấy, thông qua trò chơi học tập nhằm lôi cuốn SV học tập một cách thoải mái, tự nhiên và phát huy sự tập trung chú ý của các em vừa giúp các em ghi nhớ kiến thức của bài học thông qua nội dung trò chơi một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn. 74 + Chỉ số A2: Mức độ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng rất nhiều. Điều này cho ta thấy, ở lớp thực nghiệm việc học tập của SV được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán, SV được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, giải trừ được những mệt mõi căng thẳng trong học tập. + Chỉ số A3: Chỉ số SV tìm kiếm tư liệu để giải quyết nhiệm vụ học tập ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng. + Chỉ số A4: Chỉ số SV hợp tác nhóm ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng. Bởi vì ở lớp đối chứng để giải quyết nhiệm vụ học tập SV thường rất ngại hợp tác, trao đổi với nhóm, các em học tập một cách thụ động tỏ ra mệt mỏi, uể oải. Còn đối với lớp thực nghiệm vì phải giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua trò chơi nên các em rất tích cực hợp tác với nhóm để giành lấy sự chiến thắng. + Chỉ số A5: Mức độ trao đổi ý kiến ở lớp thực nghiệm cũng nhiều hơn so với lớp đối chứng. Quan sát giờ học, chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm ngoài những SV tích cực tham gia các trò chơi, các em khác không tham gia trò chơi nhưng vẫn có sự trao đổi ý kiến với các bạn bên cạnh mình. Còn ở lớp đối chứng, không khí học tập yên lặng hơn. Như vậy, không khí học tập ở các lớp thực nghiệm sôi động hơn, SV tích cực hơn để giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua các trò chơi. 3.3.3.2 Kết quả học tập Chúng tôi tiến hành cho SV 2 lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra 15 phút (lần 1, lần 2), sau tiết dạy (tính điểm trung bình), sau đó tiến hành chấm điểm, kết quả như sau: Bài kiểm tra 15 phút (lần 1) kết quả học tập được thể hiện trên bảng 3.4 Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra 15 phút lần 1 (khi có tác động sư phạm) 75 Số lượng SV đạt điểm tương ứng Điểm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 3 14 0 4 23 15 5 53 32 6 38 45 7 24 39 8 10 28 9 4 9 10 0 0 Điểm trung bình 5.4879 (5.49) 6.3571 (6.36) Phương sai 1.9847 1.8118 T -5.7692 2 t 1.96 Điểm trung bình: + Nhóm đối chứng : 166 )9.4()8.10()7.24()6.38()5.53()4.23()3.14(    n xn X ii 49.54879.5 166 911 166 36801682282659242    + Nhóm thực nghiệm: 168 )9.9()8.28()7.39()6.45()5.32()4.15(    n xn X ii 36.63571.6 168 1068 168 8122427327016060    - Lớp thực nghiệm chỉ có 15 điểm dưới 5, trong khi đó lớp đối chứng có 37 SV có điểm dưới 5. Lớp thực nghiệm có 9 điểm 9 và 28 điểm 8, trong khi lớp đối chứng chỉ có 4 điểm 9 và 10 điểm 8, còn điểm 7 lớp thực nghiệm có đến 39 SV lớp đối 76 chứng có 24 SV. Về điểm trung bình, lớp thực nghiệm là: 6,36 và lớp đối chứng là 5,49 Sử dụng công thức kiểm định ở trên cho kết quả: T= -5,7692 và t = 1,96 vậy │T│ = 5,7692 > 96.1t Điều này cho ta kết luận sự khác biệt là có ý nghĩa, và cho chúng ta khẳng định rằng biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH là có tác dụng tích cực Bài kiểm tra 15 phút lần 2 sau tiết dạy chương III: Người GV chủ nhiệm lớp có kết quả thể hiện trên bảng 3.5 Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra 15 phút lần 2 (khi có tác động sư phạm) Số lượng SV đạt điểm tương ứng Điểm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 3 14 0 4 24 14 5 52 31 6 39 42 7 21 40 8 11 29 9 5 12 10 0 0 Điểm trung bình 5.4939 (5.50) 6.4464 (6.45) Phương sai 2.0697 1.9013 T -6.2247 2 t 1.96 - Điểm trung bình + Lớp đối chứng 166 )9.5()8.11()7.21()6.39()5.52()4.24()3.14(    n xn X ii 50.54939.5 166 912 166 45881472342609642    77 + Lớp thực nghiệm: 168 )9.12()8.29()7.40()6.42()5.31()4.14(    n xn X ii 45.64464.6 168 1083 168 10823228025215556    Về điểm trung bình của bài kiểm tra lần 2 sau tiết dạy, lớp thực nghiệm có điểm trung bình (6.45) cao hơn lớp đối chứng (5.50) Áp dụng công thức toán học để kiểm định kết quả chúng tôi có: 2247.6T và 96.1t . Như vậy: 2247.6T > 96.1t Theo lý thuyết toán học chúng ta khẳng định sự khác biệt là có ý nghĩa và biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học là có tác dụng tích cực. So sánh kết quả học tập điểm trung bình của 2 lần kiểm tra ở lớp đối và lớp thực nghiệm được minh họa trên hình 3.4 Hình 3.4 So sánh kết quả học tập sau 2 lần thực nghiệm 3.3.4 Đánh giá chung thực nghiệm - Các chỉ số biểu thị tính tích cực học tập (A1, A2, A3, A4, A5) và chỉ số kết quả học tập của SV lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. 78 - Các kết quả thực nghiệm cho phép nhận định rằng giờ học được tổ chức với các trò chơi học tập dựa vào các trò chơi và các biện pháp sử dụng trò chơi dạy học do chúng tôi xây dựng là có hiệu quả như dự kiến. Cụ thể: + Tạo ra mối quan hệ tương tác tích cực trong quá trình dạy học giữa GV và SV, giữa SV với SV. + Gây hứng thú học tập đối với môn GDH. Thông qua trò chơi học tập nhằm lôi cuốn, kích thích niềm say mê đối với bài học, làm cho những kiến thức SV tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn. + Tích cực hóa quá trình học tập của SV (SV tự giác, tích cực, tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến, hợp tác nhóm ) nhiều hơn lớp học bình thường. + Kết quả học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Bởi vì, việc học tập ở lớp thực nghiệm được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Thông qua các trò chơi học tập SV được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. - GV giảng dạy môn GDH có thể sử dụng các trò chơi và các biện pháp sử dụng do chúng tôi xây dựng ở trên để tích cực hóa người học và quá trình học tập của SV trong quá trình dạy học. Hoặc tham khảo cách xây dựng và sử dụng của chúng tôi để phát triển những trò chơi khác và các biện pháp sử dụng khác có hiệu quả cao hơn trong điều kiện cụ thể của mình 3.4 Kết luận chương 3 - Qua 2 lần thực nghiệm đã cho thấy tính ổn định các kết quả của nhóm thực nghiệm - Vận dụng các biện pháp mang tính quy trình khi xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH nghĩa là giúp cho SV chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm cho họ thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học tập, tự bản thân họ trong và bằng hoạt động của mình kiến tạo tri thức, hình thành kỹ năng cho bản thân mình. - Kết quả trên đây đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Việc vận dụng các biện pháp khi sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH đã có hiệu quả bước đầu nhằm phát huy tính tích cực học tập của SV và góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học môn GDH hiện nay. 79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn vấn đề xây dựng và xây dựng trò chơi trong dạy học môn GDH nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của SV sư phạm, chúng tôi rút ra những kết luận như sau: 1.1. Vấn đề tích cực hóa học tập của SV trong dạy học môn GDH có tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho SV, kích thích tư duy của các em, nâng cao hứng thú học tập môn GDH. Trong số những biện pháp dạy học tích cực hóa, sử dụng trò chơi được xem là một trong những kĩ thuật dạy học hiệu quả, nhằm tạo ra quá trình tương tác, thu hút, động viên SV tham gia hợp tác để nâng cao tính chủ thể và tự giác, tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học để góp phần nâng cao chất lượng và học môn GDH Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên khi sử dụng nó không nên quá lạm dụng, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn như khởi động buổi học, giới thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một vấn đề. Nếu trong buổi học thấy tình trạng SV mệt mỏi cũng có thể sử dụng trò chơi học tập để giúp SV thay đổi trạng thái, lấy lại tinh thần học tập, việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH vừa giúp SV thấy thoải mái, vừa phát huy tính tự lực của các em đồng thời vẫn có những điểm tựa để ghi nhớ kiến thức của bài học thông qua nội dung chơi. 1.2. Tính tích cực học tập của SV sư phạm trong học tập môn GDH hiện nay chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do vẫn còn hiện tượng SV học “đối phó” coi đó là môn phụ, SV chưa hứng thú với môn học này nhiều vì khối lượng kiến thức thường tương đối dài, khá trừu tượng làm cho lớp học dễ bị thụ động. Bên cạnh đó, SV trong lớp quá đông, GV khó tạo được mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ngán ở SV, các em cảm thấy bị gò bó, ép buột khi phải thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đã có một số GV sử dụng trò chơi dạy học trong quá trình dạy học môn GDH nhưng nhìn chung việc sử dụng các trò chơi này còn đơn điệu do GV vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học, hình thức tổ chức chưa phong phú, hấp dẫn nên đôi khi chưa thu hút, lôi cuốn được tất cả SV tham gia học tập. 80 1.3. Chúng tôi đã xây dựng được một số trò chơi và đưa ra các biện pháp sử dụng trò chơi dạy học ở trên chỉ mang những gợi ý cơ bản trong dạy học môn GDH (phần LLGD) hệ sư phạm. GV, cần sáng tạo, linh hoạt theo điều kiện dạy học, tại trường và cần bổ sung thêm nhiều trò chơi dạy học và biện pháp sử dụng mới phù hợp với phong cách giảng dạy của bản thân cũng như theo đúng tình huống dạy học cụ thể. 1.4. Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định việc sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH giúp cho SV chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm cho họ thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra. Kết quả thực nghiệm được xử lý toán học và kiểm định thống kê phù hợp với tính chất của dữ liệu thu được. Đồng thời kết quả thực nghiệm cho thấy tính tích cực và kết quả học tập của SV được cải thiện phần nào nhờ tác động của trò chơi dạy học và các biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH. 2. Khuyến nghị 2.1 Đối với sinh viên - Sinh viên phải có đủ tài liệu (giáo trình, sách chuyên khảo, các văn bản pháp luật, quy định về giáo dục ) để học tập, nghiên cứu môn học - Sinh viên phải ý thức được tầm quan trọng của môn GDH đối với nghề nghiệp của bản thân, phải tích cực học tập để trang bị các tri thức cần thiết cho công việc tương lai. 2.2 Đối với giáo viên - Giáo viên trong tổ cần thường xuyên sinh hoạt chuyên môn hơn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH cũng như các biện pháp dạy học khác nhau nhằm tích cực hóa quá trình học tập của SV. Bên cạnh đó, GV cần đầu tư nhiều thời gian, công sức trong công tác chuẩn bị lên lớp, cần nghiên cứu dự kiến các loại trò chơi các yêu cầu cũng như kịch bản dạy học trên lớp. Ngoài ra, GV cần nghiên cứu tùy theo số lượng SV, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học. Trong quá trình dạy học, GV cần yêu cầu SV nghiêm túc trong học tập và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của SV ở nhà, phải chuẩn bị các 81 phiếu theo dõi quá trình học tập của SV làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ học tập tốt cho SV. - Căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy môn GDH, GV có thể sưu tầm và thiết kế các loại trò chơi cho từng bài thuộc từng phần học và nghiên cứu sử dụng phối hợp giữa kỹ thuật sử dụng trò chơi dạy học và các kỹ thuật dạy học khác. 2.3 Đối với nhà trường - Nhà trường cần tổ chức thường xuyên bồi dưỡng cho GV về các phương pháp dạy học, khuyến khích GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học theo xu hướng hiện nay như các phòng chức năng, máy móc, mua các phần mềm bản quyền về dạy học tương tác, có chính sách động viên cho cán bộ, GV thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy. - Nhà trường cần hạn chế kiểu dạy học ghép lớp có số lượng SV quá đông và điều này gây ảnh hưởng đến việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay. 82 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học giáo dục học, tập 1,2, NXB Giáo dục, Hà Nội 2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực tự học của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ GD&ĐT, Vụ GV, Hà Nội. 3. Lê Khánh Bằng (1993), Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, ĐHSP 1, Hà Nội 4. Bộ GD&ĐT- Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam (2003), Đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học và Cao đẳng. Kỷ yếu hội thảo, NXB GD, Hà Nội 5. Trần Hoàng Chiến(1998), về việc sử dụng phương pháp dạy học môn Tâm lý, giáo dục ở trường sư phạm, tạp chí NCGD số 10 6. Hoàng Chúng(1983) phương pháp thống kê toán học trong giáo dục, NXB GD, Hà Nội 7. Ngô Thu Cúc(1996), Một số phương hướng và biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học tiểu học, luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lí- Hà Nội 8. Hồ Ngọc Đại (1999), Giải pháp giáo dục, NXB GD, Hà Nội 9. Vũ Cao Đàm(2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội 10. S.B. Enconhin(Thanh Hà dịch) 1998, Tâm lý học trò chơi, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 11. Nguyễn Thị Hòa (2007), phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi học tập, NXB ĐHSP 12. Bùi Hiền – Nguyễn Văn Giao- Nguyễn Hữu Quỳnh- Vũ Văn Tảo(2001), Từ điển GDH, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 13. Đặng Vũ Hoạt , Lý luận dạy học đại học (dùng cho học viên cao học) 14. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thị Đức (2003), Lý luận dạy học đại học, NXB ĐH sư phạm Hà Nội 15. Vũ Minh Hồng (1980), Trò chơi học tập, NXB GD 16. Trương Thị Xuân Huệ (2004), Xây dựng và sử dụng trò chơi phát triển nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi, Luận án tiến sĩ giáo dục, Hà Nội 83 17. Đặng tiến Huy (1997), 50 trò chơi vui- khỏe thông minh, NXB văn hóa thông tin 18. Đặng Thành Hưng(1994), Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của giáo sinh trong giờ lên lớp, trung tâm giáo dục, Viện KHGD 19. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại-Lý luận,biện pháp, kỹ thuật, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội 20. Nguyễn Văn Khải (1998), Vận dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức khi dạy một phần ở ĐHSP, Tạp chí NCGD số 7 21. Nguyễn Kỳ(1996), Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí DH& GDCN số 5 22. IF Khar Lamop(1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục 23. Trần Đồng Lâm- Đinh Mạnh Cường (2005), Trò chơi vận động, Dự án đào tạo GV THCS 24. A. N. Leonchiep(1980), Sự phát triển tâm lý của trẻ em, trường CĐSP MG TW3 25. Lê Bích Ngọc(1998), Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thiên nhiên cho trẻ MG lớn, luận văn thạc sỹ 26. Wilbert J. McKeachie (2003), những thủ thuật trong dạy học các chiến lược , nghiên cứu lý luận về dạy học dành cho các giảng viên Đại học &Cao đẳng, Dự án Việt- Bỉ, Hà Nội 27. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Giáo dục học (1,2) 28. Geofey Petty(2003), Dạy học ngày nay, Dự án Việt-Bỉ, Hà Nội 29. Hoàng Phê (chủ biên) 1994, Từ điển tiếng việt, NXB KHXH 30. J. Piaget (1986), Tâm lý học giáo dục, NXB GD 31. Ngô Tấn Tạo (1996), 100 trò chơi sinh hoạt, NXB TP Hồ Chí Minh 32. Nguyễn Xuân Thức, Nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ MG từ 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi, luận án tiến sĩ, khoa Tâm lý. 33. Robert Fisher (2003), Dạy trẻ học, Dự án Việt- Bỉ, Hà Nội 84 34. Nguyễn Ngọc Trâm(2003), Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ MG lớn, Luận văn tiến sĩ giáo dục, viện KHGD, Hà Nội 35. Nguyễn Hữu Trí(1996), Suy nghĩ về dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí NCGD số 12 36. Thái Duy Tuyên(1998), Đề cương lý luận dạy học (Dùng cho học viên cao học), viện KHGD 37. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội 38. Thái Duy Tuyên (1996), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí NCGD, số 2 39. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi trẻ em, NXB Phụ nữ, Hà Nội 40. Trung tâm KHXH& NV, Từ điển tâm lý học, NXB KHXH, Hà Nội 41. A.X. Xôrokina & E. G. Baturina (1970), Những trò chơi có luật trong trường MG, trường CĐSP MG TW 3, TP Hồ Chí Minh. 85 PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CBGD MÔN GIÁO DỤC HỌC Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, mong quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của Thầy (Cô) (ở một số câu có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời, khoanh tròn các lựa chọn); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy (Cô). Câu 1: Thầy (Cô) cho biết sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn Giáo dục học như thế nào? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết. Câu 2: Theo Thầy (Cô) sử dụng trũ chơi trong dạy học môn Giáo dục học ở trên lớp có tác dụng như thế nào?(Khoanh tròn vào các số lựa chọn: 5. Rất tác dụng; 4. Tác dụng; 3: Bình thường ; 2. Không tác dụng lắm; 1. Hoàn toàn không có tác dụng). Các tác dụng của việc sử dụng trũ chơi Mức độ Tập trung sự chỳ ý của sinh viên 5 4 3 2 1 Hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi tronghọc tập 5 4 3 2 1 Sinh viên hiểu và nắm kiến thức sâu hơn 5 4 3 2 1 Hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học và tạo môi trường thuận trong học tập 5 4 3 2 1 Rèn luyện kỹ năng tương tác, phối hợp giải quyết nhiệm vụ học tập giữa sinh viên với sinh viên. 5 4 3 2 1 Nâng cao tương tác giữa GV với SV trong quá trình dạy học 5 4 3 2 1 Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử trong học tập. 5 4 3 2 1 Rèn luyện trí nhớ của sinh viên 5 4 3 2 1 Phát triển tư dung sáng tạo, tìm tòi cái mới của SV 5 4 3 2 1 Các ý kiến khác (nêu rõ) 5 4 3 2 1 86 Câu 3: Trong dạy học môn Giáo dục học trên lớp, Thầy cô thường sử dụng trũ chơi dạy học trong các phần nào? Phần 1: Những vấn đề chung của giáo dục học Phần 2: Lý luận dạy học Phần 3: Lý luận giáo dục Ý kiến khác... Câu 4: Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH trên lớp như thế nào? Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng ít khi Không bao giờ Câu 5: Trong dạy học môn Giáo dục học trên lớp,nếu có sử dụng trò chơi, theo Thầy (Cô) nên phân bố thời gian cho hình thức này như thế nào? Không sử dụng Một tiết/ hai tiết Cả hai tiết Linh động theo nội dung dạy học Câu 6: Đánh giá của Thầy (Cô) như thế nào khi sinh viên tham gia trò chơi của giảng viên đặt ra? Hào hứng tham gia trò chơi, qua trò chơi để nắm nội dung Đọc, nghiên cứu tài liệu để thực hiện trò chơi Thảo luận với bạn để giải quyết trò chơi Tìm mọi cách để đối phó với giảng viên Phớt lờ, không quan tâm đến trò chơi Hoạt động khác. Câu 7: Thầy (Cô) cho biết mức độ sử dụng các loại trò chơi trong dạy học môn Giáo dục học trên lớp như thế nào? ( Khoanh tròn vào số lựa chọn: 5. Rất thường xuyên; 4. Thường xuyên; 3. Thỉnh thoảng; 2. ít khi; Chưa bao giờ). 87 Các loại trò chơi Mức độ sử dụng - Trò chơi phát triển nhận thức: ( Các trò chơi phát triển cảm giác, tri giác, rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy và tưởng tượng) 5 4 3 2 1 - Trò chơi phát triển các giá trị ( Thái độ, cảm xúc, tình cảm, ý chí.) 5 4 3 2 1 - Trũ chơi phát triển vận động ( Chơi bóng, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt) 5 4 3 2 1 Câu 8: Trong dạy học môn Giáo dục học, khi xây dựng và sử dụng các trò chơi dạy học, Thầy (Cô) thường căn cứ vào các vấn đề gì để xây dựng trò chơi cho SV? Căn cứ vào chuyên ngành đang theo học của sinh viên Căn cứ vào các khâu của quá trình dạy học Căn cứ vào nội dung học tập Căn cứ vào hình thức và phương pháp học tập. Căn cứ vào số lượng sinh viên của một lớp Căn cứ vào không khí học tập của lớp học Căn cứ vào trình độ hiểu biết của sinh viên Căn cứ vào diễn biến trong quá trình dạy học. Ý kiến khác Câu 9: Thầy (Cô) cho biết hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Giáo dục học ở trên lớp như thế nào? (Khoanh tròn vào số lựa chọn: 5: Rất hiệu quả; 4: Hiệu quả; 3: Bình thường; 2: Không hiệu quả; 1: Hoàn toàn không hiệu quả) Loại trò chơi Hiệu quả - Trò chơi phát triển nhận thức: ( Các trò chơi phát triển cảm giác, tri giác, rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy và tưởng tượng) 5 4 3 2 1 - Trò chơi phát triển các giá trị ( Thái độ, cảm xúc, tình cảm, ý chí.) 5 4 3 2 1 - Trũ chơi phát triển vận động ( Chơi bóng, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt) 5 4 3 2 1 88 Câu 10: Thầy (Cô) cho biết những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học môn Giáo dục học ở trên lớp là gì? Thuận lợi ----------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Khó khăn ----------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Câu 11: Theo ý kiến của Thầy (Cô) làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi khi dạy học môn Giáo dục học ở trên lớp được tốt hơn? Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân 1. Giới tính: - Nam - Nữ 2. Tuổi 3. Trình độ Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ 4. Số năm giảng dạy Giáo dục học: Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy (Cô) ! 89 PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN SINH VIÊN Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, mong anh(chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của các anh (chị) (ở một số câu có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây . Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh (chị). Câu 1: Trong dạy học môn Giáo dục học, anh (chị) thích giảng viên sử dụng những phương pháp và hình thức dạy học nào? Thuyết trình ( không đặt câu hỏi) Đàm thoại (đặt câu hỏi để SV trả lời) Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả Kết hợp vừa dạy thuyết trình vừa đặt câu hỏi. Sử dụng trò chơi trong dạy học Hình thức khác Câu 2: Anh (chị) cho biết khi dạy môn Giáo dục học, giảng viên có sử dụng trò chơi trong dạy học không? Rất thường xuyên Bình thường ít khi Không bao giờ Câu 4: Trong dạy học môn Giáo dục học, theo anh (chị) giảng viên sử dụng trò chơi cho sinh viên thực hiện là: Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Câu 5: Trong dạy học môn Giáo dục học, khi giảng viên sử dụng trò chơi, anh (chị) cảm thấy: Rất thích, hào hứng tham gia Thích Bình thường Căng thẳng, mệt mỏi sợ phải gọi trả lời Uể oải, chán nản. 90 Không quan tâm Ý kiến khác: Câu 6: Trong dạy học môn Giáo dục học, sau khi giảng viên tổ chức trò chơi dạy học, anh (chị) thường: Suy nghĩ và thực hiện yêu cầu Suy nghĩ vấn đề nhưng không tự giác tham gia Không quan tâm , không tham gia Ý kiến khác... Câu 7: Trong dạy học môn Giáo dục học, anh (chị) thường tham gia những hoạt động nào để giải quyết trò chơi của giảng viên đặt ra: Tự suy nghĩ, huy động vốn kinh nghiệm của bản thân để thực hiện Đọc, nghiên cứu tài liệu để giải quyết vấn đề. Thảo luận với bạn để giải quyết. Không quan tâm, không tham gia giải quyết Hoạt động khác. Câu 8: Trong dạy học môn Giáo dục học ở trên lớp, các trò chơi do giảng viên xây dựng, đối với bạn thường: Quá dễ Bình thường Phải nỗ lực tối đa mới giải quyết được được Cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được. Ý kiến khác... Câu 9: Anh (chị) thích GV xây dựng các kiểu trò chơi dạy học như thế nào? Trò chơi phát triển nhận thức: ( Các trò chơi phát triển cảm giác, tri giác, rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy và tưởng tượng) Trò chơi phát triển các giá trị ( Thái độ, cảm xúc, tình cảm, ý chí.) Trò chơi phát triển vận động ( Chơi bóng, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt) Ý kiến khác 91 Câu 10: Mức độ giảng viên sử dụng trò chơi trong dạy học môn Giáo dục học ở lớp của anh (chị) là: Quá nhiều Nhiều Vừa phải, hợp lý Ít Quá ít Không bao giờ tổ chức Câu 11: Khi dạy học môn Giáo dục học trên lớp, theo anh (chị) giảng viên nên tổ chức trò chơi như thế nào là hợp lý? Không sử dụng Một tiết/ hai tiết Cả hai tiết Linh động theo nội dung dạy học Ý kiến khác.. Câu 12: Những thuận lợi của bạn khi thực hiện trò chơi dạy học của giảng viên đưa ra là gì? Câu 13: Những khó khăn của bạn khi tham gia trò chơi dạy học của giảng viên đưa ra là gì? Câu 14: Bạn có kiến nghị gì để giảng viên xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học môn Giáo dục học ở trên lớp được tốt hơn. Xin anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân sau: 1. Giới tính: - Nam - Nữ 2. Khoa .., học năm thứ.. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị)! 92 PHỤ LỤC 3 PHIẾU DỰ GIỜ Tên bài:.................................................................Tiết:Lớp Ngày dạy: GV dạy:.. Người dự: .. Nội dung giờ học Biện pháp sử dụng Trò chơi Biểu hiện tính tích cực của SV Ghi chú A 1; A 2; A 3; A 4; A 5 - Đánh giá chung: - Tính trung bình mỗi chỉ số cho một câu hỏi + A 1: + A 2: + A 3: + A 4: + A 5: CK - Biện pháp sử dụng trò chơi của GV: 93 PHỤ LỤC 4 Đề kiểm tra 15 phút ( khi chưa có tác động sư phạm) Câu 1: Anh (chị) hãy nêu khái niệm của quá trình giáo dục. Câu 2: Trình bày cấu trúc của quá trình giáo dục theo quan điểm tiếp cận hệ thống toàn vẹn. Đề kiểm tra 15 phút lần 1 ( Dùng cho cả 2 lớp thử nghiệm và đối chứng) Câu 1: Động lực của quá trình giáo dục là gì? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Anh (chị) hãy liệt kê các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình giáo dục học sinh. Đề kiểm tra 15 phút lần 2 ( Dùng cho cả 2 lớp thử nghiệm và đối chứng) Câu 1: Anh (chị) hãy liệt kê 6 nội dung trong công tác chủ nhiệm lớp. Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cách thức tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm. 94 PHỤ LỤC 5 (Một số trò chơi thiết kế) 1. Trò chơi nở hoa trí tuệ Có 6 bông hoa, trong mỗi bông hoa các từ gợi ý có chữ cái đầu tiên của các từ trong bình hoa. SV chọn và mở từng bông hoa, sau 10 giây đưa ra câu trả lời. Nếu SV nào trả lời sai hoặc không trả lời được sẽ ưu tiên cho SV khác xung phong trả lời. Ai trả lời được từ khóa sẽ được phần thưởng 7 - Hoa 1: Trường học đầu tiên của đứa trẻ → GIA ĐÌNH - Hoa 2: Đây là tên của 1 bài hát do nhạc sỹ Vũ Hoàng sáng tác → DẤU CHÂN TÌNH NGUYỆN - Hoa 3: Là 1 trong những nội dung tìm hiểu để GVCN biết rỏ đặc điểm học sinh của mình → HOÀN CẢNH SỐNG - Hoa 4: Thông qua hoạt động này giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách → SINH HOẠT TẬP THỂ - Hoa 5: Trong công tác tổ chức và sinh hoạt tập thể của các chi Đội thiếu niên hay chi Đoàn thanh niên thì GV chủ nhiệm là người đặc biệt quan trọng → CỐ VẤN - Hoa 6: Khi học sinh bị kỷ luật thì GV chủ nhiệm phải thông qua ai? → BAN GIÁM HIỆU Từ khóa: (Bình hoa) Là 1 công việc cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được của người GV chủ nhiệm lớp → GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT 95 2. Trò chơi thuyết minh hình ảnh về các phương pháp giáo dục Thể lệ: Giáo viên đưa ra hình ảnh cho từng đội suy nghĩ và hùng biện về hình ảnh đó (bốc thăm), thời gian cho mỗi đội là: 5 phút hội ý và 3 phút thuyết minh về hình ảnh. Tiêu chí đánh giá: 1. Đúng nội dung 2. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thuyết trình 3. Có những ví dụ điển hình HÌNH 1: PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI HÌNH 2: PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN HÌNH 3: PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG 96 HÌNH 4: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP HÌNH 5: PHƯƠNG PHÁP KHEN THƯỞNG . 3. Trò chơi trả lời nhanh theo gói câu hỏi Thể lệ: Chia lớp thành các đội chơi, phổ biến luật chơi trong các khoảng thời gian ấn định, có thể là trong vòng 3-4 phút. Mỗi đội sẽ trả lời nhanh 5 câu hỏi. Những câu hỏi này tập trung vào kiến thức đã học, mỗi câu trả lời đúng sẽ được một thẻ điểm. Đội nào được nhiều phiếu điểm nhất sẽ đạt giải. GÓI 1: Câu hỏi Đáp án Câu 1: Quá trình giáo dục có mấy đặc điểm? 4 Câu 2: Chức năng trội (chính) của quá trình giáo dục là gì? Hình thành phẩm chất đạo đức Câu 3: Bản chất của quá trình giáo dục là gì? Chuyển hóa một cách tích cực, tự giác các chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen hành vi tương ứng dưới sự chủ đạo của GV 97 Câu 4: Nêu logic các khâu của quá trình giáo dục Kiến thức -> thái độ -> Hành vi Câu 5: Giáo dục lao động ở trường phổ thông được thực hiện qua các hình thức nào? - Thông qua dạy học các môn học - Thông qua lao động, tham quan sản xuất. GÓI 2: Câu hỏi Đáp án Câu 1: Cấu trúc của quá trình gồm mấy yếu tố 6 Câu 2: Động lực của quá trình giáo dục là gì? Giải quyết có hiệu quả các mâu thuẩn trong quá trình giáo dục Câu 3: Trong quá trình giáo dục có mấy loại mâu thuẩn? Kể tên các mâu thuẩn? 2 – mâu thuẩn bên trong và mâu thuẩn bên ngoài Câu 4: Nêu mâu thuẩn cơ bản của qúa trình giáo dục? Yêu cầu các chuẩn mực xã hội đề ra cao >< Trình độ được giáo dục của học sinh còn hạn chế Câu 5: Giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông được thực hiện qua các hình thức nào? - Thông qua dạy học các môn học: Ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật - Thông qua các hoạt động GD NGLL về văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao GÓI 3: Câu hỏi Đáp án Câu 1: Có mấy nhóm phương pháp giáo dục? 3 nhóm Câu 2: Hãy nêu một ví dụ thể hiện mâu thuẩn bên trong của QTGD? ND ><KQ. Câu 3: Vai trò chủ đạo của người GV trong quá trình GD thể hiện như thế nào? Tổ chức, định hướng, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnhquá trình GD. 98 Câu 4: Tính thống nhất của QTGD và QTDH thể hiện ở những điểm nào? - Cấu trúc, mục đích - Trong QTDH có nhiệm vụ giáo dục Câu 5: Giáo dục thể chất ở trường phổ thông được thực hiện qua các hình thức nào? - Thông qua môn thể dục - Các biện pháp vệ sinh, bồi dưỡng sức khỏe - HĐNGLL về thể dục, thể thao. GÓI 4 Câu hỏi Đáp án Câu 1: Quá trình giáo dục có mấy nguyên tắc cơ bản 9 Câu 2: Mâu thuẩn bên trong là gì? MT giữa các thành tố và bản thân từng thành tố trong quá trình GD với nhau. Câu 3: Tính không đồng nhất của QTGD và QTDH thể hiện ở những điểm nào? - Bản chất - Đặc điểm - Chức năng Câu 4: Mâu thuẩn bên ngoài của quá trình giáo dục là gì? Mâu thuẩn giữa các thành tố của QTGD với điều kiện KT _ VH _ CT _ XH bên ngoài. Câu 5: Giáo dục đạo đức ở trường phổ thông được thực hiện qua các hình thức nào? - Thông qua các môn học đặc biệt môn GD công dân - Các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp 4.Trò chơi trả lời câu hỏi kết thúc chương dưới dạng trắc nghiệm Câu 1: Cấu trúc của quá trình giáo dục gồm mấy thành tố? (nêu rõ): A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 E. 6 Câu 2: Bản chất của quá trình giáo dục là: A. Quá trình nhận thức của học sinh do GV hướng dẫn 99 B. Quá trình chuyển hóa tự giác, tích cực các chuẩn mực đạo đức thành hành vi và thói quen tương ứng cho học sinh do GV hướng dẫn C. Quá trình học tập của học sinh D. Việc giải quyết các mâu thuẩn Câu 3: Trong các mâu thuẩn sau, mâu thuẩn nào là mâu thuẩn cơ bản của QTGD: A. Nội dung GD cao >< Phương pháp GD lạc hậu B. Yêu cầu được giáo dục của học sinh cao >< Môi trường xã hội đáp ứng thấp C. Yêu cầu của chuẩn mực xã hội đề ra cao >< Trình độ phát triển của HS còn hạn chế D. Yêu cầu nhiệm vụ dạy học ngày càng cao >< Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh còn hạn chế Câu 4: Trong các mâu thuẩn sau, mâu thuẩn nào là mâu thuẩn bên trong của QTGD: A. Nội dung giáo dục thấp >< Môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển cao B. Phương tiện giáo dục lạc hậu >< Kinh tế xã hội phát triển cao C. Kết quả giáo dục thâp >< Yêu cầu xã hội cao D. Mục đích giáo dục cao >< Kết quả giáo dục đạt được thâp Câu 5: Trong các ý sau, ý nào là đặc điểm của QTGD: A. Là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh B. Quá trình giáo dục mang tính cá biệt C. Đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục D. Thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn trong quá trình giáo dục Câu 6: Quá trình giáo dục có mấy đặc điểm (nêu rõ)? A. 2 B.3 C. 4 D. 5 E.6 F.7 Câu 7: Logic của quá trình giáo dục diễn ra theo trình tự: A. Nhận thức  Hành vi  Thái độ B. Hành vi  Thái độ  Nhận thức C. Nhận thức  Thái độ  Hành vi D. Thái độ  Hành vi  Nhận thức 100 Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện người giáo viên thực hiện đúng nguyên tắc tôn trọng nhân cách học sinh: A. Đưa ra các yêu cầu dễ, đơn giản đối với học sinh B. Thiếu tin tưởng, định kiến, khắt khe với học sinh C. Đưa ra yêu cầu để học sinh nỗ lực tối đa để thực hiện nhiệm vụ D. Phát hiện những ưu điểm để kích thích phát huy học sinh và bỏ qua những sai sót hạn chế của họ Câu 9. Vì sao phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể? A. Tập thể vừa là môi trường vừa là phương tiện giáo dục B. Tập thể là môi trường lành mạnh C. Tập thể có người lãnh đạo, định hướng D. Tâp thể có sự đoàn kết cao Câu 10: Vì sao phải đảm bảo nguyên tắc cá biệt hóa trong quá trình giáo dục? A. Mỗi học sinh đều chưa có kinh nghiệm sống B. Trình độ nhận thức của học sinh là như nhau C. Mỗi tình huống, mỗi học sinh đều có những đặc điểm riêng D. Học sinh có chung môi trường giáo dục Câu 11: Vì sao phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội? A. Tạo nên sức mạnh tổng hợp, tác động đồng bộ lên nhân cách của người học sinh B. Gia đình – Xã hội luôn luôn quan tâm đến học sinh C. Các thành viên trong gia đình đều có phương pháp giáo dục tốt D. Môi trường xã hội luôn luôn tác động tích cực đến học sinh Câu 12: Trong quá trình giáo dục, người giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại là: A. Dùng lời nói để giải thích một vấn đề cho học sinh hiểu B. Sử dụng câu hỏi để học sinh suy nghĩ, thảo luận trả lời theo chủ đề C. Yêu cầu học sinh thực hành các nhiệm vụ cụ thể mà giáo viên đề ra D. Kể một tấm gương điển hình cho học sinh noi theo 101 Câu 13: Kể chuyện là phương pháp người giáo viên: A. Dùng lời nói để giải thích một vấn đề cho học sinh hiểu B. Đặt câu hỏi liên quan đến một câu chuyện có thật để học sinh trả lời C. Dùng lời của mình thuật lại một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục cho học sinh D. Đưa ra câu chuyện cho học sinh đối thoại, tranh luận với nhau Câu 14: Tác dụng lớn nhất của phương pháp thi đua là: A. Giúp học sinh nhận ra những sai sót, lỗi lầm để sửa chữa B. Giúp học sinh đồng tình, ủng hộ với những điều đúng đắn xung quanh C. Giúp học sinh hài lòng, tin tưởng vào năng lực của bản thân D. Kích thích, thúc đẩy học sinh cố gắng vươn lên để đạt được kết quả cao nhất Câu 15: Tác dụng lớn nhất của phương pháp khen thưởng đối với học sinh là: A. Giúp học sinh đồng tình, ủng hộ với những điều đúng đắn xung quanh B. Giúp học sinh có cảm giác hài lòng, tin tưởng vào năng lực của mình để tiếp tục phát huy các hành vi, hành động tốt. C. Kích thích, thúc đẩy học sinh cố gắng vươn lên để đạt được kết quả cao nhất D. Giúp học sinh khắc phục những nhút nhát, rụt rè của bản thân Câu 16: Mục đích cơ bản của phương pháp trách phạt là: A. Giúp học sinh có cảm giác hài lòng, tin tưởng vào năng lực của mình để tiếp tục phát huy các hành vi, hành động tốt B. Tạo được dư luận lành mạnh cho học sinh C. Giúp học sinh tránh được tâm lý chủ quan, thỏa mãn, kiêu ngạo D. Giúp học sinh nhận ra những sai sót, lỗi lầm để sửa chữa Câu 17: Một trong những yêu cầu khi giáo viên sử dung phương pháp trách phạt là: A. Phải kiên quyết thực hiện, biết bỏ qua dư luận B. Trách phạt cả tập thể để nâng cao hiệu quả C. Buộc học sinh phải chấp hành hình thức và mức độ phạt do GV đề ra D. Không gây ra sự đau khổ về tâm hồn và thể xác đối với học sinh 102 Câu 18: Theo bạn, môn Giáo dục học có vị trí như thế nào đối với chuyên ngành mà bạn đang theo học: A. Môn Cơ sở B. Môn nghiệp vụ C. Môn chuyên ngành D. Môn tổng hợp Câu 19: Chức năng cơ bản của giáo dục (theo nghĩa hẹp) là gì? A. Hình thành năng lực cho học sinh B. Hình thành phẩm chất cho học sinh C. Hình thành thể chất cho học sinh D. Hình thành động lực học tập cho học sinh Câu 20: Bản chất của quá trình dạy học là gì? A. Hình thành trí tuệ cho học sinh B. Chuyển hóa chuẩn mực đạo đức thành hành vi và thói quen tốt cho học sinh C. Tổ chức quá trình nhận thức độc đáo cho học sinh dưới dự hướng dẫn của giáo viên D. Giúp học sinh có nhân cách phát triển toàn diện Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 E B C D B C C C A C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D B D D B B C 103

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf41_cs_nguyen_kim_chuyen_5824.pdf