Sự biến động rong biển kinh tế theo mùa vụ ở bãi Nò, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang - Nguyễn Văn Tú

SUMMARY The total 23 economic species belong to 14 genus of 10 family were recorded by 4 field trips during the wet and dry seasons of the year 2011 and 2012 at Bai No zone, Ha Tien district, Kien Giang province. Among species collected at the area, 11, 9 and 3 species were recorded for Chlorophyta, Rhodophyta and Heterokontophyta (Phaeophyceae), respectively. The number of species recorded for both dry and wet seasons was up to 9 species (est. 39% of total), in which, 7 species present at whole the field trips. Diversity of economic seaweed in the wet season was more dominentaly than that of the dry season: 16 species recorded for 13 genuses of 9 families in wet seanson comparing to 18 species recorded for 11 genuses of 8 families in dry season. Species Gracilaria rubra was the main seaweed biomass of this area. Some of Agarophytes species were also recorded for the area such as Hydropuntia fisheri, Gracilaria salicornia, Hydropuntia changii, and Acanthophora spicifera. Of Carrageenophytes species unidentified species of the genus Hypnea was recorded.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự biến động rong biển kinh tế theo mùa vụ ở bãi Nò, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang - Nguyễn Văn Tú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 34-40 34 SỰ BIẾN ĐỘNG RONG BIỂN KINH TẾ THEO MÙA VỤ Ở BÃI NÒ, HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Nguyễn Văn Tú Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, nvtu.itb@gmail.com TÓM TẮT: Qua 4 đợt khảo sát vào mùa mưa và mùa khô năm 2011 và 2012 đã xác định được 23 loài rong biển thuộc 14 chi của 10 họ có tiềm năng kinh tế cho khu vực Bãi Nò, Hà Tiên, trong đó, 11 loài thuộc ngành Chlorophyta, 9 loài thuộc ngành Rhodophyta và 3 loài thuộc ngành Heterokontophyta (lớp Phaeophyceae). Nguồn lợi rong biển kinh tế ở Bãi Nò, Hà Tiên có tính mùa vụ khá rõ rệt, số loài thu thập được ở cả 2 mùa mưa và mùa khô là 9 loài (39% số loài) trong đó, có 7 loài thu thập được ở cả 4 đợt khảo sát. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, rong biển kinh tế tại đây đa dạng hơn vào mùa mưa với 16 loài ghi nhận được thuộc 13 chi, của 9 họ trong khi đó vào mùa khô ghi nhận được 18 loài thuộc 11 chi của 8 họ. Gracilaria rubra là loài có sinh lượng lớn nhất. Ngoài ra, một số loài rong chứa Agarophytes khác cũng được ghi nhận tại đây nhưng trữ lượng không cao như Acanthophora spicifera, Gracilaria salicornia, Hydropuntia fisheri, Hydropuntia changii. Trong nhóm rong chứa Carrageenophytes ghi nhận được loài thuộc chi Hypnea. Từ khóa: Chlorophyta, Rhodophyta, Gracilaria, đa dạng sinh học, rong biển. MỞ ĐẦU Nghiên cứu các khu hệ rong biển ở phía Nam Việt Nam được khởi nguồn từ nghiên cứu của Dawson (1954) [4] về rong biển Vịnh Nha Trang và vùng phụ cận, với 204 loài được liệt kê và mô tả. Nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ (1969) [13] về rong biển phía nam Việt Nam là nguồn tư liệu chính cho những nghiên cứu về rong biển Việt Nam cũng như là khu hệ rong biển miền Nam Việt Nam cho đến nay. Rong biển ở biển Tây Việt Nam cho đến nay được nghiên cứu chưa nhiều, một trong những nghiên cứu quan trong về rong biển của khu vực này được xuất bản bởi Phạm Hoàng Hộ (1985) [14] trong cuốn “Thực vật đảo Phú Quốc”. Một số loài thuộc họ rong Câu (Gracilariaceae) vùng Hà Tiên cũng đã được ghi nhận trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dinh (1992) [6]. Các nghiên cứu đánh giá về rong biển kinh tế trên phương diện thành phần loài, biến động số lượng, nguồn lợi chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Tuy vậy, giá trị kinh tế của rong biển đã thể hiện một phần qua các nghiên cứu về thành phần hóa học và các hợp chất chiết xuất từ rong biển. Trong đó, nghiên cứu của Lâm Ngọc Trâm và nnk. (1991) [25] công bố về thành phần hóa học của 34 loài thuộc 4 chi rong nâu, 10 chi rong đỏ và 1 chi rong lục ở vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa - Minh Hải; Nguyễn Thọ Phát (1996) [18] nghiên cứu đánh giá về một số chỉ tiêu sinh hóa của rong biển kinh tế ở Đảo Xanh, Bình Định; Hoàng Cường và nnk. (1980) [3] nghiên cứu về thành phần hóa học rong biển vùng biển Hải Phòng. Trong số các loài rong biển kinh tế chi Gracilaria và chi Sargassum là 2 chi rong biển kinh tế có sản lượng lớn ở Việt Nam, thành phần loài và nguồn lợi của 2 chi rong biển kinh tế này được Nguyễn Hữu Đại (1997, 2007) [7, 8] và Lê Như Hậu & Nguyễn Hữu Đại (2010) [12] đánh giá khá cụ thể qua công trình nghiên cứu của mình, tuy nhiên số liệu của hai chi rong này chưa được công bố riêng cho vùng Hà Tiên. Nghiên cứu đánh giá biến động thành phần loài rong biển nói chung và rong biển kinh tế nói riêng ở Việt Nam hầu như chưa được quan tâm. Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào thành phần loài và sự phân bố của các loài rong ở một khu vực nhất định [1, 9, 21, 23, 24]: Sự biến động thành phần loài dưới tác động của các điều kiện môi trường, mùa vụ được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới, công trình nghiên cứu của Sohrab (2012) [19] nghiên cứu về sự biến động thành phần loài và sinh khối rong biển theo mùa vụ ở vịnh Péc xích; Nidsaraporn (2012) [16] đánh giá hiện trạng rong biển theo mùa vụ ở bán đảo Trat, Thái Lan. Nunez Lopez (1998) [17] nghiên cứu biến Nguyen Van Tu 35 động sinh khối theo mùa của rong biển ở hồ San Ignacio, Mê-xi-cô và nhiều nghiên cứu tương tự ở các khu vực khác. Một số nghiên cứu cũng cho rằng sự biến động các điều kiện môi trường, thủy văn liên quan chặt chẽ tới sự phân bố và nguồn lợi của rong biển của khu vực [10, 20]. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Máy GPS 760SX (Garmin) xác định khu vực và phạm vi khảo sát. Sử dụng máy DSG-10 (DYS, Korea) đo độ mặn, nhiệt độ của nước. Máy pH 330i (WTW, Đức) dùng để đo pH nước. Sử dụng đĩa Sechi để đo độ đục. Khung thu mẫu 100 × 100 cm với ô lưới 10 × 10 cm được sử dụng để thu mẫu rong biển. Formalin 5% được sử dụng để lưu mẫu rong tươi và giấy bìa cứng được sử dụng để ép mẫu khô phục vụ cho việc định danh. Thời gian và khu vực nghiên cứu Hình 1. Bản đồ vùng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong hai năm 2011 và 2012. Gồm 4 đợt nghiên cứu: đợt 1 vào ngày 05-10/9/2011 (mùa mưa); đợt 2 vào ngày 25-28/12 năm 2011 (mùa khô), đợt 3 vào ngày 14-17/3/2012 (mùa khô); đợt 4 vào ngày 15-19/6/2012 (mùa mưa). Khu vực khảo sát được giới hạn từ 10o22’00” đến 10o22’26”.36 độ Vĩ bắc, 104o27’09.24” đến 104o28’.14” độ kinh đông (hình 1). Phương pháp Điều tra đa dạng sinh học rong biển theo quy phạm tạm thời xuất bản bởi Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước năm 1981 [26]. Mẫu vật được định danh theo hướng dẫn của Phạm Hoàng Hộ (1969) [13] và Coppejans et al. (2009) [2]. Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel, biểu đồ, hình ảnh được xử lý bằng phần mềm Illustrator CS3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đa dạng sinh học rong biển kinh tế ở Bãi Nò Kết quả nghiên cứu trong hai năm 2011 và 2012 đã ghi nhận được 23 loài nằm trong 14 chi thuộc 10 họ có tiềm năng kinh tế. Cấu trúc số lượng loài thu thập được trong khu vực gồm 11 loài Rong lục (Chlorophyta), 9 loài Rong đỏ (Rhodophyta) và 3 loài Rong nâu (Heterokontophyta). Về số lượng loài thu thập được thông qua các đợt khảo sát: số loài thu được nhiều nhất vào đợt khảo sát mùa mưa 2011 (9/2011) với 15 loài và số loài thu được ít nhất là 12 loài trong đợt khảo sát mùa mưa 2012 (6/2012) trên tổng số 23 loài ghi nhận được cho khu vực. Theo Mukund et al. (2012) [15] thành phần loài và sinh khối phụ thuộc nhiều vào thời gian khảo sát trong năm, tính mùa vụ của rong biển cũng khá cao ở những vùng có các yếu tố môi trường biến đổi lớn theo mùa. Tính mùa vụ về cấu trúc loài cũng thể hiện qua nghiên cứu này (bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài rong biển kinh tế ở Bãi Nò Thời gian ghi nhận STT Tên khoa học Mùa mưa 2011 Mùa khô 2011 Mùa khô 2012 Mùa mưa 2012 NGÀNH CHLOROPHYTA Pascher, 1914 Họ Caulerpaceae Kützing, 1843 Chi Caulerpa Lamouroux, 1809 TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 34-40 36 1 Caulerpa cupressoides (West) C.Agardh, 1817 xx 2 C. peltata var. macrodisca (Decaisne) Bosse, 1898 x Họ Cladophoraceae Wille, 1884 Chi Cheatomorpha Kützing, 1845 3 Chaetomorpha crassa (C.Agardh) Kützing, 1845 x 4 Chaetomorpha antennina (Bory) Kützing, 1847 x x Chi Cladophora Kützing, 1843 5 Cladophora rugulosa Martens, 1866 xx x x xxx Họ Codiaceae Kützing, 1843 Chi Codium Stackhouse, 1797 6 Codium geppiorum Schmidt, 1923 x xx 7 Codium tenue (Kützing) Kützing, 1856 x xx Họ Dasycladaceae Kützing, 1843 Chi Neomeris Lamouroux, 1816 8 Neomeris vanbosseae Howe, 1909 xx x x x Họ Ulvaceae Lamouroux ex Dumortier, 1822 Chi Ulva Linnaeus, 1753 9 Ulva compressa Linnaeus, 1753 xx x xx xxx 10 Ulva kylinii (Bliding) Hayden, Maggs, Silva, Stanhope & Waaland, 2003 x 11 Ulva flexuosa Wulfen, 1803 xx NGÀNH HETEROKONTOPHYTA, 1978 Lớp Phaeophyceae, 1891 Họ Dictyotaceae Lamouroux ex Dumortier, 1822 Chi Dictyota Lamouroux, 1809 12 Dictyota sp. x Họ Sargassaceae Kützing, 1843 Chi Hormophysa Kützing, 1843 13 Hormophysa articulata Kützing, 1860 x x Chi Sargassum C.Agardh, 1820 14 Sargassum polycystum C.Agardh, 1824 x NGÀNH RHODOPHYTA Wettstein, 1922 Họ Rhodomelaceae Areschoug, 1847 Chi Acanthophora Lamouroux, 1813 15 Acanthophora spicifera (Vahl) Børgesen, 1910 x x 16 Acanthophora muscoides (Linnaeus) Bory, 1828 x Chi Palisada K.W. Nam, 2006 17 Palisada perforata (Bory) K.W.Nam, 2007 x x x Nguyen Van Tu 37 Họ Gracilariaceae Nägeli, 1847 Chi Gracilaria Greville, 1830 18 Gracilaria salicornia (C.Agardh) Dawson, 1954 x xx xx x 19 Gracilaria rubra Chang & Xia, 1976 xx xxx xxx x Chi Hydropuntia Montagne, 1842 20 Hydropuntia changii (Xia & Abbott) Wynne, 1989 x xxx xx 21 Hydropuntia edulis (Gmelin) Gurgel & Fred., 2004 x x xx xxx 22 Hydropuntia fisheri (Xia & Abbott) Wynne, 1989 xx xxx xx x Họ Cystocloniaceae Kützing, 1843 Chi Hypnea Lamouroux, 1813 23 Hypnea sp. x (xxx). mật độ cao; (xx). mật độ trung bình; (x). mật độ thấp. Hình 2. Biến động thành phần loài rong biển kinh tế theo mùa Hình 3. Cấu trúc số lượng loài, chi và họ theo mùa Biến động cấu trúc loài theo mùa vụ Biến động số lượng và thành phần loài qua các đợt khảo sát được thể hiện theo hình 2. Theo đó, các loài rong kinh tế thuộc ngành rong đỏ (Rhodophyta) và ngành rong lục (Chlorophyta) có số lượng loài chiếm ưu thế ở Bãi Nò với 20/23 loài ghi nhận được. Đánh giá theo mùa vụ cho thấy, ngành rong lục (Chlorophyta) chiếm ưu thế về số lượng loài cũng như sinh khối lớn vào mùa mưa, trong khi đó ngành rong đỏ (Rhodophyta) có số lượng loài không thay đổi nhiều theo mùa vụ. Tuy nhiên, sinh khối của các loài tốt hơn vào mùa khô. Về cấu trúc số lượng loài, chi, họ của các mùa nghiên cứu thì số lượng họ và chi mùa khô 2012 là ít nhất và tiếp đến là mùa mưa 2012. Mùa mưa 2011 và mùa khô 2011 có số lượng chi và họ ghi nhận được bằng nhau nhưng số loài mùa mưa 2011 nhiều hơn mùa khô 2011 là 2 loài (hình 3). Hình 4. Tần suất bắt gặp các loài rong ở Bãi Nò trong 4 đợt khảo sát TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 34-40 38 Trong tổng số 23 loài ghi nhận được ở Bãi Nò, có 30% số loài được ghi nhận ở cả 4 đợt khảo sát, 39% số loài ghi nhận được ở cả 2 mùa và 61% số loài xuất hiện 2 trong số 4 lần khảo sát trong 2 năm 2012 và 2012 (hình 4). Nhìn chung, thành phần loài và sinh lượng rong biển kinh tế ở Bãi Nò, Hà Tiên ưu thế trong khoảng thời gian từ tháng 9 cho tới tháng 3 năm sau. Thời gian này khá trái ngược với một số nghiên cứu công bố về mùa vụ rong biển ở Việt Nam [5, 13]. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì mùa vụ rong biển ở Việt Nam khá khác nhau theo các vùng phân bố và loài nghiên cứu [11, 16, 22]. Đặc điểm môi trường, sinh thái học và nguồn lợi rong kinh tế Qua phân tích sinh lượng và thành phần loài rong biển kinh tế trong khu vực cho thấy sự biến động về sinh lượng và thành phần loài rong ở các thời điểm thu mẫu và mùa vụ khác nhau. Việc nghiên cứu tổng thể về các chỉ số môi trường, sinh thái học liên quan đến nguồn lợi và thành phần loài và sự phân bố của rong biển kinh tế nói chung và một số loài kinh tế trọng điểm nói riêng trong khu vực cần được thực hiện sâu hơn. Qua đánh giá ban đầu về mối tương quan giữa nguồn lợi rong và một số chỉ tiêu môi trường cơ bản ghi nhận được cho thấy độ đục ở khu vực khảo sát khá cao, dường như đây cũng là đặc điểm chung về môi trường vùng ven bờ của vùng biển Tây Việt Nam. Độ mặn ở khu vực nghiên cứu cũng khá thấp so với nền độ mặn chung của khu vực biển Tây và thấp hơn nhiều so với độ mặn ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (bảng 2). Bảng 2. Diễn biến môi trường của Bãi Nò trong thời gian khảo sát Thông số môi trường Mùa mưa 2011 Mùa mưa 2012 Mùa khô 2011 Mùa khô 2012 Nhiệt độ nước 27 29 25 26 pH 7,9 8,1 8 7,8 Độ đục (cm) 22 27,6 38,5 32 Độ mặn (ppm) 23 25 25 26 Sự xuất hiện khá nhiều các loài rong thuộc ngành Chlorophyta và một số loài có khả năng thích nghi độ mặn cao của chi Gracilaria (Rhodophyta) thể hiện sự thích hợp các đặc điểm môi trường, sinh thái cho sự sinh trưởng, phát triển các loài rong này ở vùng nghiên cứu. Chi Gracilaria thuộc ngành Rhodophyta là nguồn lợi rong biển chính của vùng này, trong đó loài Gracilaria rubra là loài có sinh lượng lớn nhất. Ngoài ra một số loài rong chứa Agarophytes khác cũng được ghi nhận tại đây nhưng trữ lượng không cao như Hydropuntia fisheri, Gracilaria salicornia, Hydropuntia changii, Acanthophora spicifera, nhóm rong chứa Carrageenophytes ghi nhận được 1 loài là Hypnea sp.. KẾT LUẬN Vùng biển Bãi Nò, Hà Tiên, Kiên Giang có số loài rong biến có tiềm năng kinh tế khá đa dạng với 23 loài rong biển thuộc 14 chi của 10 họ. Trong đó, 11 loài thuộc ngành Chlorhophyta, 9 loài thuộc ngành Rhodophyta và 3 loài thuộc ngành Heterokontophyta (lớp Phaeophyceae). Thành phần loài và sinh khối của rong biển biến động theo mùa vụ. Số loài thu thập được cả 2 mùa mưa và mùa khô là 9 loài (39% số loài). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng rong biển kinh tế tại đây đa dạng hơn vào mùa mưa với 16 loài ghi nhận được thuộc 13 chi, của 9 họ trong khi đó vào mùa khô ghi nhận được 18 loài thuộc 11 chi của 8 họ. Ở Bãi Nò, Hà Tiên, loài Gracilaria rubra có sinh lượng khá lớn. Ngoài ra một số loài rong chứa Agarophytes khác cũng được ghi nhận tại đây nhưng trữ lượng không cao như Acanthophora spicifera, Gracilaria salicornia, Hydropuntia fisheri, Hydropuntia changii. Nhóm rong chứa Carrageenophytes chỉ ghi nhận được 1 loài là Hypnea sp.. Nguyen Van Tu 39 Lời cảm ơn: Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các thành viên Phòng Sinh thái, Viện Sinh học Nhiệt đới. Sự giúp đỡ của GS. Olivier De Cleck Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ trong quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Thị Phương Anh, Hoàng Thị Ngọc Hiếu, 2010. Khảo sát thành phần loài và phân bố của rong biển tại đảo Cù Lao Chàm-Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 5: 1- 8. 2. Coppejans E., Leliaert F., Dargent O., Gunasekara R., De Clerck O., 2009. SriLankan seaweeds: Methodologies and field guide to the dominant species. Belgian Global Taxonomy Initiative, Brusel: 265 pp. 3. Hoàng Cường, Lâm Ngọc Trâm, Phan Phương Lan, 1980. Thành phần hóa học của rong biển vùng ven biển Hải phòng. Tuyển tập nghiên cứu biển 2. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 31-42. 4. Dawson E. Y., 1954. Marine plants in the vicinity of the Institut Oceanographique de Nha Trang, Vietnam. Pac. Sci., 8(4): 373- 469. 5. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến, 1993. Rong biển Việt Nam (phần phía Bắc). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 344 trang. 6. Nguyen Huu Dinh, 1992. Vietnamese species of Gracilaria and Gracilariopsis in Abbott (ed) Taxonomy of economic seaweeds with reference to some Pacific species. La Jolla, California, USA. pp. 207- 211. 7. Nguyễn Hữu Đại, 1997. Rong mơ Việt nam nguồn lợi và sử dụng. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 199 trang. 8. Nguyễn Hữu Đại, 2007. Thực vật chí Việt Nam (Bộ Rong Mơ - Fucales Kylin). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 117 trang. 9. Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Xuân Vị, 2009. Thành phần loài và nguồn lợi rong biển ở đảo Phú Quý - Bình Thuận. Tuyển tập nghiên cứu biển 16. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 225-243. 10. Hameed S., Ahmed M., 1999. Seasonal variation in seaweed biomass from the rocky shore of Pacha, near Karachi, Pakistan (Arabian Sea). Pakistan Journal of Biological Sciences, 2(3): 1044 - 1052. 11. Lê Như Hậu, Bùi Minh Lý, Võ Duy Triết, Nguyễn Bách Khoa, Võ Xuân Mai, Trương Quốc Thái, Nguyễn Hữu Đại, 2009. Mùa vụ rong mơ ở tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội: 958 - 961. 12. Lê Như Hậu, Nguyễn Hữu Đại, 2010. Rong câu Việt Nam nguồn lợi và sử dụng. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 260 trang. 13. Phạm Hoàng Hộ, 1969. Rong biển Việt Nam (phần phía Nam). Trung tâm học liệu xuất bản - Bộ Giáo dục và Thanh Niên, Sài Gòn, 559 trang. 14. Phạm Hoàng Hộ, 1985. Thực vật đảo Phú Quốc. Nxb. tp. Hồ Chí Minh, 188 trang. 15. Mukund C T., Reddy C R K., Bhavanath J., 2012. Seasonal variation in biomass and species composition of seaweeds stranded along Port Okha, northwest coast of India. J. Earth Syst. Sci., 117(3): 211-218. 16. Nidsaraporn Petsut, Anong Chirapart & Methee Keawnern 2012. A stability assessment on seasonal variation of seaweed beds in the Trat peninsula of Thailand. Biodiversity Journal, 3(3): 229-236. 17. Nunez-Lopez R. A., M. C. Valdez 1998. Seasonal variation of seaweed biomass in San Ignacio Largoon, Baja California Sur, Mexico. Botanica Marina, 41: 421-426. 18. Nguyễn Thọ Phát, 1996. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và chỉ tiêu hóa sinh của rong biển có ý nghĩa kinh tế ở đảo Xanh, Bình Định. Tập san Đại học Sư phạm Hà Nội, 1: 65-70. 19. Sohrab A. D., Karimi M. G., Riahi H., Pashazanoosi H., 2012. Seasonal variations in biomass and species composition of seaweeds along the northern coasts of Persian Gulf (Bushehr Province). J. Earth Syst. Sci., 121(1): 241-250. TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 34-40 40 20. Stiger V., Payri C. E., 1999. Spatial and seasonal variations in the biological characteristics of two invasive brown algae, Turbinaria ornata (Turner) J-Agardh and Sargassum mangarevense (Grunow) Setchell (Sargassaceae, Fucales) spreading on the reefs of Tahiti (French Polynesia). Botanica Marina, 42: 295-306. 21. Đàm Đức Tiến, 2003. Thành phần loài và phân bố của rong đỏ (Rhodophyta) tại một số đảo của quần đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 3: 54-63. 22. Đàm Đức Tiến, 2007. Hiện trạng thành phần loài rong biển ở vùng Hải Vân-Sơn Trà. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội: 133-140. 23. Đàm Đức Tiến, Lê Văn Sơn, Vũ Thanh Ca, 2011. Thành phần loài và phân bố của rong biển quần đảo Lý sơn, Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 11(3): 57 -69. 24. Nguyễn Văn Tiến, 1996. Rong biển vịnh Hạ Long. Tuyển tập nghiên cứu biển 7. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 184-193. 25. Lâm Ngọc Trâm, Nguyễn Văn Thiên, Đỗ Tuyết Nga, Lưu Thị Hà, Nguyễn Kim Đức, 1991. Thành phần hóa học trong các loài rong biển vùng biển Phú Yên- Khánh Hòa-Minh Hải. Tuyển tập nghiên cứu biển 3. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 192-207. 26. Ủy ban Khoa học Kĩ thuật Nhà nước, 1981. Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. SEASONAL VARIATION OF ECONOMIC SEAWEED AT BAI NO, HA TIEN, KIEN GIANG PROVINCE Nguyen Van Tu Institute of Tropical Biology, VAST SUMMARY The total 23 economic species belong to 14 genus of 10 family were recorded by 4 field trips during the wet and dry seasons of the year 2011 and 2012 at Bai No zone, Ha Tien district, Kien Giang province. Among species collected at the area, 11, 9 and 3 species were recorded for Chlorophyta, Rhodophyta and Heterokontophyta (Phaeophyceae), respectively. The number of species recorded for both dry and wet seasons was up to 9 species (est. 39% of total), in which, 7 species present at whole the field trips. Diversity of economic seaweed in the wet season was more dominentaly than that of the dry season: 16 species recorded for 13 genuses of 9 families in wet seanson comparing to 18 species recorded for 11 genuses of 8 families in dry season. Species Gracilaria rubra was the main seaweed biomass of this area. Some of Agarophytes species were also recorded for the area such as Hydropuntia fisheri, Gracilaria salicornia, Hydropuntia changii, and Acanthophora spicifera. Of Carrageenophytes species unidentified species of the genus Hypnea was recorded. Keywords: Chlorophyta, Rhodophyta, Gracilaria, biodiversity, seaweed. Ngày nhận bài: 30-6-2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3835_13318_1_pb_3109_2016634.pdf