Nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học ở trường Đại học Khoa học Huế

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các đề tài, chương trình nghiên cứu cán bộ của bộ môn cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định, những hạn chế đó là: - Do tập trung cho giảng dạy nên thời gian thực hiện các đề tài nghiên cứu cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. - Các hướng nghiên cứu chưa tập trung vào các chủ đề có tính hệ thống, còn rời rạc, mang dấu ấn của từng cá nhân và lệ thuộc vào đơn đặt hàng của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. - Sự liên kết nghiên cứu chưa cao, chủ yếu là chủ trì giao cho các thành viên khác thu thập tư liệu, viết các chuyên đề. - Chưa có một đề tài cấp Nhà nước có khả năng liên kết các nhà khoa học trong và ngoài nước. Phấn đấu cho một ngành Dân tộc học/Nhân học miền Trung của tập thể cán bộ của bộ môn qua các thời kỳ là một quá trình gian khổ và khó khăn. Tuy nhiên nhờ xây dựng hướng đi một cách đúng đắn từ rất sớm, nên ngành Dân tộc học/Nhân học trường Đại học Khoa học Huế có được những bước trưởng thành vượt bậc, đóng góp đáng kể vào sư lớn mạnh của nhà trường và phục vụ tích cực công tác phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

pdf10 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học ở trường Đại học Khoa học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Mạnh 136 NGHIÊN CỨU DÂN TỘC HỌC/NHÂN HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ NGUYỄN VĂN MẠNH Trường Đại học Khoa học Huế Trong ngành khoa học xã hội và nhân văn, Dân tộc học/Nhân học là một ngành khoa học trực tiếp giải quyết các vấn đề nóng hổi nhất của quan hệ dân tộc, tình hình dân tộc trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Đặc biệt, với đối tượng nghiên cứu là văn hóa các tộc người, khoa học Dân tộc học/Nhân học góp phần tích cực vào việc duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Xác định đúng tầm quan trọng của Dân tộc học/Nhân học đối với công cuộc xây dựng kinh tế - văn hóa - xã hội ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, trường Đại học Tổng hợp Huế nay là trường Đại học Khoa học Huế, ngay từ ngày đầu thành lập 27/10/1976 đã chú trọng phát triển bộ môn Dân tộc học/Nhân học làm mũi nhọn góp phần xây dựng Trường lớn mạnh. Từ những ngày đầu, bộ môn Dân tộc học/ Nhân học đã xác định cho mình một hướng đi đúng là “học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”. Vì vậy các cán bộ của bộ môn đã coi công tác nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội là điều kiện cơ bản cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ chuyên môn của mình. Trong công tác nghiên cứu khoa học các cán bộ giảng dạy Dân tộc học/Nhân học của Đại học Khoa học Huế đã tập trung nghiên cứu trên những địa bàn chủ yếu sau đây: - Vùng miền núi các tỉnh Trung Trung bộ, bao gồm huyện Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Đăkrông, Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị; huyện Minh Hóa, Bố Trạch , Quảng Ninh, Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. - Vùng miền núi các tỉnh Nam Trung bộ, bao gồm huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My tỉnh Quảng Nam; huyện Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long tỉnh Quảng Ngãi; huyện Vân Canh, Tây Sơn tỉnh Bình Định và một số huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa. - Vùng đồng bằng ven biển các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trên những địa bàn đó, các tộc người sau đây được tập thể cán bộ bộ môn Dân tộc học/Nhân học của trường Đại học Khoa học Huế tập trung nghiên cứu: - Các tộc người nói ngôn ngữ Việt - Mường, bao gồm cộng đồng người Việt ở vùng duyên hải ven biển Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bao gồm người Chứt ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Bình: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch với 5 nhóm tộc người Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng; nhóm Nguồn, một nhóm địa phương của người Việt ở Tuyên Hóa và Minh hóa tỉnh Quảng Bình. Thông báo Dân tộc học năm 2012 137 - Các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơme bao gồm Bru –Vân Kiều phân bố chủ yếu ở Hướng Hóa, Đăkrông tỉnh Quảng Trị, huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Minh Hóa, Bố Trạch ở tỉnh Quảng Bình1, một phần ở A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế2; người Tà Ôi bao gồm cả nhóm Pakô phân bố chủ yếu ở A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế và Đăkrông tỉnh Quảng Trị; người Cơtu phân bố chủ yếu ở các huyện Đông Giang, Tây Giang ở tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế; người Giẻ Triêng, người Ba Na, người Cà Dong ở huyện Bắc Trà My, Nam Trà My ở tỉnh Quảng Nam; người Co ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi; người Hrê ở huyện Ba Tơ, Minh Long tỉnh Quảng Ngãi - Các tộc người nói ngôn ngữ Nam Đảo bao gồm người Chăm, Raglai, Chu Ru phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định và Khánh Hòa. Trên địa bàn và các dân tộc phân bố ở đó, trước yêu cầu đổi mới của đất nước và để khoa học Dân tộc học/Nhân học hội nhập với khu vực và thế giới, tập thể cán bộ bộ môn Dân tộc học/Nhân học của trường Đại học khoa học Huế đã tập trung hướng nghiên cứu của mình vào những vấn đề chính sau đây: - Tiếp tục nghiên cứu vấn đề xác minh thành phần tộc người các dân tộc trong khu vực miền núi Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ. Do thực tiễn trong thời gian qua ở các địa phương trong khu vực này đã xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến việc xác định thành phần tộc người. Cụ thể ở Quảng Bình vấn đề thành phần tộc người tập trung ở một số nhóm thuộc 3 dân tộc: Việt, Chứt, Bru – Vân Kiều: Nhóm Nguồn thuộc dân tộc Việt phân bố ở miền Tây tỉnh Quảng Bình còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa và ngôn ngữ của người Việt cổ ở vùng Thanh – Nghệ Tĩnh, nên có nguyện vọng muốn tách thành dân tộc riêng. Các nhóm Sách, Mày, Rục, Arem, Mãliềng thuộc dân tộc Chứt ở miền tây Quảng Bình có hiện tượng sống biệt lập, ít liên hệ với nhau, trình độ phát triển kinh tế xã hội chênh lệch nhau (người Sách ở vùng núi thấp gần người Việt có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao, các nhóm còn lại trình độ kinh tế xã hội rất thấp kém nhất là nhóm Rục, Arem, Mãliềng). Vì vậy ở các nhóm tộc người này văn hóa truyền thống bị mai một, rơi rụng nhiều, ngôn ngữ giữa các nhóm có sự khác nhau đáng kể, cuối cùng là ý thức tự giác về một tộc người chung – tộc người Chứt – cũng bị mờ nhạt. Vì thế giữa các nhóm này tồn tại xu hướng muốn tách ra thành những tộc người riêng. Các nhóm Trì, Khùa, Macoong thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều ở miền tây tỉnh Quảng Bình được di cư từ Lào vào nước ta khoảng thế kỷ XVII. Hiện nay họ được xếp vào dân tộc Vân Kiều nhưng địa bàn cư trú tách hẳn khỏi cộng đồng Vân Kiều ở miền núi Nam 1 Tại Quảng Bình, vùng miền núi huyện Minh Hóa và Bố Trạch tồn tại 3 nhóm tộc người thuộc dân tộc Bru – Vân Kiều là Trì, Khùa, Macoong. 2 Ở Thừa Thiên Huế, tộc người Bru – Vân Kiều còn có nhóm Pahy Nguyễn Văn Mạnh 138 Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; vì vậy ngôn ngữ, văn hóa của các nhóm Trì, Khùa, Macoong cũng có những khác biệt đáng kể so với cộng đồng Bru-Vân Kiều. Ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tồn tại 3 nhóm tộc người thuộc 2 dân tộc Tà Ôi và Bru – Vân Kiều cũng cần thiết phải xác định lại thành phần tộc người: nhóm Xi (Xicơreo) và nhóm Pahy ở Quảng Trị - Thừa Thiên Huế thuộc dân tộc Bru- Vân Kiều và nhóm Pacoh ở Thừa Thiên Huế thuộc dân tộc Tà Ôi. Các nhóm này nhìn chung có nhiều yếu tố văn hóa ngôn ngữ khác với cộng đồng dân tộc Bru – Vân Kiều và Tà Ôi, cả ý thức tự giác tộc người, các nhóm này cũng có nguyện vọng được tách ra thành những tộc người riêng. Ở Quảng Nam tồn tại 3 nhóm tộc người cũng cần phải được xem xét lại trong công tác xác định tộc người. Đó là nhóm Giẻ, Triêng thuộc dân tộc Giẻ - Triêng và nhóm Cà dong thuộc dân tộc Xêđăng. Thực ra giữa nhóm Giẻ và nhóm Triêng về văn hóa, ngôn ngữ có sự khác nhau đáng kể, giữa Cà dong và Xêđăng tình hình cũng tương tự như vậy. Cả ý thức tự giác tộc người các nhóm trên cũng có nguyện vọng được tách ra thành những tộc người riêng. - Nghiên cứu bản sắc văn hóa các tộc người trong khu vực nhằm góp phần bảo tồn các di sản văn hóa tộc người; trong đó nhiệm vụ trọng tâm là khảo sát đời sống văn hóa các tộc người Chứt, Bru–Vân Kiều, Tà Ôi, Cơtu, Giẻ Triêng, Co trong khu vực và xác định các dấu ấn văn hóa/sản phẩm văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, như ở người Chứt là điệu dân ca Cà tưng tà leng, người Macoong là lễ hội đập trống, người Vân Kiều là lễ hội lấp lỗ, đi sim; người Tà Ôi là nhà rôông, nghề dệt dzèng, người Cơtu là nhà gươl, nghệ thuật điêu khắc gỗ trên nhà ở, nhà mồ - Nghiên cứu quan hệ tộc người, quan hệ dân tộc của các dân tộc thiểu số trong khu vực miền núi Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ; đó là quan hệ giữa các tộc người thiểu số thuộc miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và giữa các tộc người thiểu số xuyên biên giới giữa Lào và Việt Nam ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và quan hệ giữa các tộc người thiểu số với người Việt nhằm xác định các xu hướng diễn ra trong quan hệ tộc người, các nhân tố tác động đến quan hệ tộc người và hệ quả của nó - Một số lĩnh vực nghiên cứu chuyện sâu về các dân tộc thiểu số ở miền núi Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ được các nhà Dân tộc học trường Đại học khoa học Huế triển khai như: Nghiên cứu về tri thức bản địa các dân tộc thiểu số trong khu vực nhằm phục vụ các chiến lược phát triển bền vững xã hội; Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hệ sinh thái nhân văn ở vùng các đồng bào dân tộc thiểu số trong việc phát triển xã hội; Về hình thái hưởng dụng đất công đặc thù của các tộc người thiểu số Cơtu, Tà Ôi, Bru – Vân Kiều: Rừng tâm linh3 3 (Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế, 2012, tr.327) Thông báo Dân tộc học năm 2012 139 - Đối với khu vực người Việt ở vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, các nhà Dân tộc học/Nhân học của trường Đại học Khoa học Huế đi sâu giải quyết những vấn đề chính sau đây: Tri thức bản địa cư dân vùng biển ở 3 tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam; Nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Văn hóa lễ hội người Việt ở Quảng Bình - Quảng Ngãi; văn hóa tôn giáo chủ yếu là Phật giáo, Thiên chúa giáo ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; Dấu tích văn hóa Champa ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam Trong những năm gần đây, trước nhu cầu cấp bách của quá trình CNH-HĐH đất nước, các cán bộ bộ môn Dân tộc học/Nhân học trường Đại học Khoa học Huế đã tập trung giải quyết những vấn đề mang tính chính trị, thời sự của đất nước, những vấn đề đó là: - Nhân học văn hóa với việc tập trung nghiên cứu các xu hướng biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số trong khu vực cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của nó đến sự phát triển xã hội. - Nhân học đô thị với việc nghiên cứu tìm ra tính quy luật và đặc thù của quá trình vận động đô thị, đồng thời phân tích các xu hướng tác động, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị hiện nay ở miền Trung. - Nhân học y tế là hướng nghiên cứu tiếp cận mối quan hệ giữa môi trường – văn hóa – chất lượng cuộc sống đến sức khỏe con người, từ đó thúc đẩy năng lực tìm kiếm sức khỏe và bảo vệ sức khỏe dựa vào mối liên hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. - Nhân học về giới là hướng nghiên cứu phục vụ cho sự biến đổi năng lực về giới trong đời sống gia đình và xã hội nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. - Sinh kế và chiến lược sinh kế bền vững là hướng nghiên cứu nhằm tập trung phân tích các nguồn vốn “capital” phục vụ cho sinh kế và nghiên cứu các khung sinh kế bền vững phục vụ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của cộng đồng các dân tộc ở nước ta. - Dân tộc học tộc người và các vấn đề di dân là hướng nghiên cứu dân số, biến đổi dân số, các nguyên nhân, tác động của sự gia tăng và suy giảm của vấn đề dân số đến đời sống xã hội, đồng thời tập trung phân tích các xu hướng di dân, những nguyên nhân và tác động của nó đến sự phát triển xã hội. Với uy tín và kinh nghiệm nghiên cứu của mình, cán bộ của bộ môn Dân tộc học/Nhân học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng như nhiều tổ chức quốc tế cho phép chủ trì các đề tài lớn, trong đó có 9 đề tài cấp Bộ, 06 đề tài cấp tỉnh, 05 đề tài hợp tác với nước ngoài, như: Nguyễn Văn Mạnh 140 - Các dân tộc thiểu số Trường Sơn – Tây Nguyên, đề tài cấp bộ trọng điểm thực hiện năm 1984, do PGS.TS Nguyễn Quốc Lộc chủ trì. - Nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn trong quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài cấp Bộ năm 1998 do PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh chủ trì). - Hai hình thức quản lý xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, đề tài cấp Bộ, năm 1997, do TS. Nguyễn Xuân Hồng chủ trì. - Dấu tích văn hóa Chăm ở cực Bắc vương quốc Champa, đề tài cấp Bộ, năm 1997, do Ths. Trần Văn Tuấn chủ trì. - Tục thờ mẫu ở miền Trung Việt Nam, đề tài cấp Bộ, năm 1998, do Ths. Nguyễn Hữu Thông chủ trì. - Biến đổi văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế, đề tài cấp Bộ, do PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh chủ trì năm 2006. - Vấn đề hưởng dụng đất vùng đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài cấp Bộ, năm 2009, do TS. Nguyễn Xuân Hồng chủ trì. - Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài cấp Bộ, năm 2011, do TS Nguyễn Xuân Hồng chủ trì. - Tìm hiểu kinh tế - xã hội khu tái định cư cư dân vạn đò ở Thành phố Huế, đề tài cấp Bộ, năm 2009, do Th.s Nguyễn Mạnh Hà chủ trì. - Các di tích đền tháp Champa ở Thừa Thiên Huế, năm 2009, đề tài cấp trường, do Ths. Nguyễn Văn Quảng chủ trì. - Các hình thức quản lý, khai thác vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), năm 2010, đề tài cấp trường, do Ths. Trần Mai Phượng chủ trì. - Văn hóa ẩm thực Phật giáo ở Huế, năm 2011, đề tài cấp trường, do Ths. Nguyễn Chí Ngàn chủ trì. - Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở thành phố Huế, đề tài tài trợ của tổ chức Toyota, Nhật Bản, thực hiện năm 1994 do ThS. Nguyễn Hữu Thông chủ trì. - Người Chứt ở Việt Nam, đề tài tài trợ của tổ chức Toyota, Nhật Bản, thực hiện năm 1996 do PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh chủ trì. - Văn hóa làng bản các dân tộc thiểu số Quảng Ngãi, đề tài tài trợ của tổ chức Toyota, Nhật Bản, thực hiện năm 1998 do PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh chủ trì. - Tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc thiểu số Tà Ôi, Cơ Tu, Bru – Vân Kiều, thực hiện năm 2001, tổ chức Ford tài trợ, do PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh chủ trì. Thông báo Dân tộc học năm 2012 141 - Công tác xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số miền Trung Việt Nam, đề tài thực hiện năm 2007, tổ chức Rosa Luxemburg, cộng hòa liên bang Đức tài trợ, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh chủ trì. - Xây dựng nhà cộng đồng có sự tham gia của người dân, tổ chức Toyota, Nhật Bản tài trợ, năm 2008 do TS. Nguyễn Xuân Hồng tham gia. - Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi, đề tài cấp tỉnh do PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh chủ trì, năm 1996. - Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định, đề tài cấp tỉnh do TS. Nguyễn Xuân Hồng chủ trì, năm 2000. - Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, đề tài cấp tỉnh do TS. Nguyễn Xuân Hồng chủ trì, năm 2007. - Biến đổi đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình, đề tài cấp tỉnh do PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh chủ trì, năm 2007. - Lễ hội truyền thống người Việt ở Quảng Bình, đề tài cấp tỉnh do PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh chủ trì, năm 2009.4 Nhờ vậy, hàng loạt các công trình nghiên cứu có giá trị của các cán bộ giảng dạy Dân tộc học/Nhân học đã được công bố, như Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên của Nguyễn Quốc Lộc, Nguyễn Hữu Thông, Trần Văn Tuấn(1984), Đời sống các dân tộc ít người ở Quảng Ngãi của Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Hồng (1996), Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống Huế của Nguyễn Hữu Thông (1994), Người Chứt ở Việt Nam của Nguyễn Văn Mạnh (1996), Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Khánh Hòa của Nguyễn Quốc Lộc, Vũ Thị Việt (1996) Hôn nhân, gia đình và tang ma ở vùng người Tà Ôi, Cơtu, Bru- Vân Kiều ở Quảng Trị của TS. Nguyễn Xuân Hồng (1998), Tri thức bản địa các dân tộc thiểu số Tà Ôi, Cơtu, Bru – Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Nguyễn Văn Mạnh chủ biên (2001), Kinh nghiệm quản lý hệ sinh thái nhân văn ở vùng người Tà Ôi, Cơtu, Bru- Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của TS. Nguyễn Xuân Hồng (2001), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Bình Định của Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Mạnh (2000), Phong tục tập quán và lễ hội các dân tộc thiểu số Quảng Nam của Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Mạnh (2007), Công tác xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số miền Trung Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh chủ biên, năm 2007, Xây dựng nhà cộng đồng có sự tham gia của người dân, TS. Nguyễn Xuân Hồng tham gia, năm 2008, Lễ hội dân gian người Việt ở Quảng Bình của Nguyễn Văn Mạnh (2010) Nhìn chung, công tác nghiên cứu khoa học của bộ môn Nhân học, khoa Lịch sử trường ĐHKH Huế đã đạt được những thành tựu nhất định; những thành tựu đó là: 4 Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế (2012), tr.54-57. Nguyễn Văn Mạnh 142 - Đã nắm bắt các vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung và chủ động đề xuất triển khai các hướng nghiên cứu phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Chủ động xây dựng các đề án nghiên cứu đề trình các tổ chức ở nước ngoài xin tài trợ để thực hiện hướng nghiên cứu của mình. - Đã tập hợp các nhóm nghiên cứu trong bộ môn và kết hợp với các học viên cao học, sinh viên chuyên ngành để triển khai thu thập tư liệu thực hiện các đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các đề tài, chương trình nghiên cứu cán bộ của bộ môn cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định, những hạn chế đó là: - Do tập trung cho giảng dạy nên thời gian thực hiện các đề tài nghiên cứu cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. - Các hướng nghiên cứu chưa tập trung vào các chủ đề có tính hệ thống, còn rời rạc, mang dấu ấn của từng cá nhân và lệ thuộc vào đơn đặt hàng của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. - Sự liên kết nghiên cứu chưa cao, chủ yếu là chủ trì giao cho các thành viên khác thu thập tư liệu, viết các chuyên đề. - Chưa có một đề tài cấp Nhà nước có khả năng liên kết các nhà khoa học trong và ngoài nước. Phấn đấu cho một ngành Dân tộc học/Nhân học miền Trung của tập thể cán bộ của bộ môn qua các thời kỳ là một quá trình gian khổ và khó khăn. Tuy nhiên nhờ xây dựng hướng đi một cách đúng đắn từ rất sớm, nên ngành Dân tộc học/Nhân học trường Đại học Khoa học Huế có được những bước trưởng thành vượt bậc, đóng góp đáng kể vào sư lớn mạnh của nhà trường và phục vụ tích cực công tác phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tài liệu tham khảo 1. Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế (2012), 55 năm theo dòng lịch sử (1957-2012), Nxb Thuận Hóa, Huế. 2. Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế (2012), Tiếp cận lịch sử, văn hóa và xã hội toàn cầu, Nxb Thuận Hóa, Huế, tập 1. (Tham khảo thêm Phụ lục 6) Thông báo Dân tộc học năm 2012 143 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ DÂN TỘC HỌC (1999 – 2012) STT Nhan đề Tác giả Năm 1 Ý nghĩa biểu tượng của các kiểu thức(motif) kiến trúc trang trí Huế Nguyễn Hữu Thông 1999 2 Một số vấn đề Phật giáo Nam tông ở Huế Nguyễn Chí Tuệ 1999 3 Những công trình khai thác nước bằng đá xếp ở Gio An(Gio Linh- Quảng Trị): Một số vấn đề về chủ nhân và văn hóa Lê Duy Sơn 1999 4 Tìm hiểu văn hóa làng Nhượng Bạn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Trí Sơn 1999 5 Đồng bào dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế mang họ Bác Hồ Lê Viết Xuân 2000 6 Các tri thức về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại phá Tam Giang Trần văn Tuấn 2000 7 Những giá trị văn hóa thuyền thống của người Nguồn ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình Hoàng Văn Đại 2000 8 Các ngành nghề thur công thuyền thống ở Quảng Trị Lê Đình Hào 2001 9 Văn hóa vật thể của người Cơ tu ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế Đỗ Hữu Hà 2001 10 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở thành phố Huế Nguyễn Thị Thu Hà 2001 11 Tri thức bản địa của người Cơtu ở huyện Nam Đông trong sản xuất nông lâm nghiệp Nguyễn Đình Dũng 2001 12 Văn hóa Chăm pa ở Quảng Trị di tích và huyền thoại Lê Đức Thọ 2001 13 Đời sống kinh tế - xã hội cư dân đầm phá Bắc Tam Giang Thừa Thiên Huế Trần Đình Bình 2001 14 Các dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945 - 1975 Hoàng Tiến Dũng 2003 15 Lễ Tế Nam Giao tại Huế dưới Triều Nguyễn Đặng Đức Diệu Hạnh 2003 Nguyễn Văn Mạnh 144 16 Tìm hiểu một số lễ nghi liên quan đến nông nghiệp dưới triều Nguyễn tại kinh đô Huế Lê Thị An Hòa 2003 17 Tìm hiểu lịch sử các ngôi quốc tự ở Huế Nguyễn Việt Dũng 2003 18 Nghề ươm tơ dệt lụa làng Thi Lai (Duy Trinh- Duy Xuyên- Quảng Nam) từ thế kỷ XVII đến 2002 Hồ Vũ Thị Minh Châu 2004 19 Trang phục cung đình thời Nguyễn từ 1802- 1884 Phạm Thị Minh Tâm 2004 20 Nghề chạm khắc gỗ làng Mỹ Xuyên (Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế) Võ Thành Tâm 2004 21 Tìm hiểu văn hóa làng biển Cảnh Dương Hoàng Thị ái Nhiên 2005 22 Dòng Thiền Liểu Quán ở Huế Nguyễn Duy Hới 2005 23 Pháp lam thời Nguyễn ở quần thể di tích Huế Hoàng Thị Hương 2005 24 Tìm hiểu một số vườn Ngự tiêu biểu ở kinh đô Huế Phan Thị Thúy Vân 2006 25 Đồ đồng thời các vua Nguyễn ở bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế(1802-1945) Nguyễn Thị Hồng Dung 2006 26 Phường Đúc đồng ở Huế từ truyền thống đến hiện đại Trần Thị Lan 2008 27 Không gian văn hóa lăng vua Tự Đức Phạm Văn Thanh 2008 28 Văn miếu Triều Nguyễn ở Huế Lê Thị Quỳnh Hương 2008 29 Tri thức bản địa về sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến sinh kế bền vững của người nguồn ở huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Hà Minh Tuân 2008 30 Văn hóa truyền thống làng An Thái, xã Nhơn Phúc, An Nhơn, Bình Định Trần Thị Quế Châu 2008 31 Nghi lễ đâm trâu của người Cơ Tu ở huyện Nam Đông Lê Anh Tuấn 2009 32 Tri thức bản địa về quản lý nguồn tài nguyên rừng của người Chăm ở huyện Vân canh, tỉnh Bình Định Nguyễn trần Hòa 2009 33 Hoạt động giao lưu buôn bán ở một số chợ dọc sông Hương trong giai đoạn hiện nay Lư Thúy Liên 2009 34 Các hình thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, Thừa Thiên Huế Trần Mai Phượng 2009 35 Hệ thống thiết trí tượng thờ ở các chùa Huế qua phong trào chấn hưng Phật giáo Lê Thọ Quốc 2009 Thông báo Dân tộc học năm 2012 145 36 Biểu tượng trang trí tại các quốc tự ở Huế Đặng Vinh Dự 2010 37 Rừng tâm linh của người Cơtu ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế Hồ Viết Hoàng 2010 38 Văn hóa ấm thực Phật giáo ở Huế Nguyễn Chí Ngàn 2010 39 Phong tục tập quán của cư dân làng Thai Dương Hạ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Hoài Phúc 2010 40 Văn hóa phi vật thể của người Cơtu huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Kim trúc 2010 41 Tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương ở Huế Dương Thị Hãi Vân 2010 42 Sinh kế của người Mã Liềng ở Tuyên Hóa, Quảng Bình Đinh Thị Yến 2010 43 Phân công lao động theo giới trong gia đình ven biển hiện nay (Nghiên cứu trường hợp làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) Hoàng Thị Ái Hoa 2011 44 Nghi lễ vòng đời của người Sán Dìu ở tỉnh Quảng Ninh Trần Quốc Hùng 2011 45 Hoa văn trên trang phục truyền thống của người Êđê Bùi Thị Vân Anh 2011 46 Biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hoá ở thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (1986-2010) Phạm Mạnh Hùng 2011 47 Mối quan hệ giữa hệ thống tổ chức hành chính và tổ chức tự quản trong quản lý xã hội cơ sở ở huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình Trần Kiên 2011 48 Văn hoá Thiên Chúa giáo ở thành phố Huế Đặng Quyết Thắng 2011 49 Biến động dân cư trong quá trình đô thị hoá ở Hội An Nguyễn Chí Trung 2011 50 Một số làng nghề thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình Nguyễn Thị Hậu 2012 51 Làng Phò Trạch (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) và các Lễ hội dân gian Nguyễn Thị Diệu Chi 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_nghien_cuu_dan_toc_hoc_nhan_hoc_o_truong_dai_hoc_khoa_hoc_hue_572_1998117.pdf
Tài liệu liên quan