Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại Thái Nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu

Từ các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá về cây tre đƣợc trồng tại xã Linh Thông, xã Tân Dƣơng huyện Định Hóa, xã Yên Trạch huyện Phú Lƣơng tại tỉnh Thái Nguyên có thể đƣa ra một số kết luận sau: - Các loài tre trồng và tre tự nhiên có khả năng sinh trƣởng tốt tại cả 3 khu vực nghiên cứu, có tỷ lệ phần trăm cây tốt và trung bình cao. Tuy nhiên cần chú trọng nhiều hơn trong quản lý bền vững các khu vực này. - Với những điều kiện lập địa khác nhau thì sinh truởng về đƣờng kính và chiều cao của các loài tre là khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại xã Tân Dƣơng có đƣờng kính trung bình của tre cao nhất (9,92 cm) thì chiều cao trung bình của tre cũng dài nhất (15,23 m). Xã Yên Trạch có đƣờng kính trung bình thấp nhất (8,25 cm) thì chiều cao trung bình của tre cũng thấp nhất (11,5 m). Xã có tỉ lệ cây trung bình và tốt nhất là xã Yên Trạch (89,6%), xã có tỉ lệ cây trung bình và tốt thấp nhất là xã Linh Thông (88,9%). - Một số loài tre đƣợc trồng thêm trong khu vực thể hiện khả năng thích ứng và sinh trƣởng tốt. Tuy nhiên cần có những hƣớng dẫn cụ thể và định hƣớng lâu dài cho phát triển các diện tích này một cách bền vững làm cơ sở khuyến cáo cho các xã huyện khác trong tỉnh.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại Thái Nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Quế Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 123 - 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TRE PHỔ BIẾN TẠI THÁI NGUYÊN LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LOÀI PHÙ HỢP CHO TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU Vũ Thị Quế Anh* Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ở Việt Nam, lƣợng tre đƣợc sử dụng trong xây dựng chiếm tới 50% sản lƣợng khai thác hàng năm. Theo Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ƣơng (2001), ở Việt Nam tre có mặt trên diện tích 1.489.068 ha, bằng 4,53% diện tích toàn quốc, với tổng trữ lƣợng là 8.400.767.000 cây. Tre là loài cây sinh trƣởng và phát triển nhanh, chỉ sau 3 năm kể từ khi trồng là có thể khai thác sử dụng, sau đó năm nào cũng thu hoạch đƣợc 30% sản lƣợng. Hiện nay ở nƣớc ta đã có khoảng 200 nhà máy, xí nghiệp sản xuất bột giấy từ tre nứa hoặc tre phối hợp với gỗ song thực tế cho thấy nhu cầu về nguyên liệu tre nứa đang không ngừng tăng lên. Do vậy, việc nghiên cứu lựa chọn loài tre phù hợp trồng cung cấp nguyên liệu cho các tỉnh nhƣ Thái Nguyên là hết sức cần thiết. Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các huyện của tỉnh Thái Nguyên với các phƣơng pháp nghiên cứu điều tra trên diện rộng và kết hợp lấy mẫu điển hình. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá đƣợc đặc điểm sinh trƣởng của một số loài tre trên các điều kiện lập địa khác nhau tại 2 huyện Phú Lƣơng, Định Hóa tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất một số loài tre phù hợp cho mục đích cung cấp nguyên liệu tại khu vực nghiên cứu đồng thời đề xuất những biện pháp kỹ thuật cho phát triển nguồn nguyên liệu này tại địa phƣơng. Từ khóa: Tre, đặc điểm sinh trưởng, lựa chọn loài. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tre nứa giữ một vai trò quan trọng về mặt kinh tế đối với cuộc sống của ngƣời dân, đặc biệt là nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Ngoài ra, tre nứa còn có vai trò về mặt xã hội và môi trƣờng sinh thái, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho ngƣời dân nơi đây và phát huy tốt tác dụng phòng hộ đầu nguồn bảo vệ nguồn nƣớc. Thái Nguyên là một trong những địa phƣơng có diện tích rừng tre và rừng hỗn giao tre nứa còn lại ít. Tổng diện tích rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa 2,545 ha chủ yếu là rừng tự nhiên ở các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và Võ Nhai, trong đó diện tích còn trữ lƣợng chỉ còn nhiều 2 huyện Định Hóa và Phú Lƣơng [1]. Việc tìm ra những loài Tre các phù hợp với điều kiện tiểu khí hậu và đất đai nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong khu vực và giúp ngƣời dân địa * Tel: 0980 249 195 phƣơng có nguồn thu nhập ổn định từ rừng và kinh doanh rừng là mục tiêu vô cùng quan trọng cho phát triển vùng. Để có thể đề xuất đƣợc loài tre phù hợp có thể trồng và phát triển tại khu vực phục vụ cho kinh doanh rừng nguyên liệu và tăng sinh kế của ngƣời dân miền núi Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài Tre phổ biến tại Thái Nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu”. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Phân tích các đặc điểm sinh trƣởng của các loài Tre trong khi vực nghiên cứu, làm cơ sở lựa chọn đƣợc một số loài Tre phù hợp cho mục đích trồng rừng nguyên liệu cho khu vực này. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm phân bố tre ở Thái Nguyên. Vũ Thị Quế Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 123 - 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 - Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của một số loài Tre trên một số điều kiện lập địa khác nhau ở tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất lựa chọn một số loài tre phù hợp cho mục đích trồng rừng nguyên liệu. Phƣơng pháp nghiên cứu * Thu thập thông tin thứ cấp Các kết quả nghiên cứu liên quan vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ các tài liệu về tài nguyên tre tại Thái Nguyên và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đặc biệt là các thông tin về điều kiện lập địa, khí hậu đất đai. *Điều tra đánh giá sinh trưởng và tiềm năng của tre Dựa vào các số liệu có sẵn về tài nguyên rừng lựa chọn các điểm nghiên cứu cụ thể. Tại các khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn, tiến hành sơ thám hiện trƣờng dựa vào bản đồ khu vực 1:10000 để xác định các tuyến điều tra song song với đƣờng đồng mức với cự ly giữa các tuyến là 50-150m tùy thuộc vào đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến điều tra lập các ô tiêu chuẩn theo hệ thống diện tích 400 m2 (ô cấp I) (20mx20m) theo hệ thống với tổng số ô đƣợc tính theo phƣơng pháp điều tra lâm phần. Mỗi ô 400 m2 chia làm 4 ô diện dích 100 m2 (ô cấp II) (10mx10m). Trong ô 400 m2 đo đếm tất cả các cây (D1,3 >=5 cm), về các chỉ tiêu: - Tên cây, nếu chƣa xác định đƣợc thì lấy mẫu để đem đi giám định - Đƣờng kính ngang ngực bằng thƣớc dây - Chiều cao cây sử dụng thƣớc sào - Đƣờng kính tán hoặc độ che phủ Trong ô 100 m2 tiến hành đo đếm tre nứa mỗi ô chỉ chọn 1 cây sinh trƣởng bình thƣờng để đo chiều cao để xác định chiều cao trung bình của cụm. Trƣờng hợp mọc thành cụm bụi: Xác định tên loài và số bụi và đếm số cây theo 3 tổ tuổi (non, vừa và già). * Điều tra đánh giá đất Trong mỗi ô tiêu chuẩn cấp I đào một phẫu diện, trong đó mô tả các đặc điểm lý tính của đất. Lấy đất ở độ sâu 10 cm và 50 cm để phân tích các thành phần hóa tính đất nhƣ: Mùn, NPK, PH tại phòng thí nghiệm trung tâm của ĐHNL Thái Nguyên. * Phân tích và xử lý số liệu Tất cả số liệu thu thập đƣợc sau điều tra đƣợc phân tích và xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp tiêu chuẩn KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm phân bố tre ở Thái Nguyên Theo báo cáo kết quả điều tra hiện trạng rừng tre 7 tỉnh miền núi phía bắc năm 2008 của viện điều tra quy hoạch rừng [2]. Rừng tre của tỉnh Thái Nguyên có quy mô nhỏ, rừng tre có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên, tổng diện tích trong toàn tỉnh là 2.545,6 ha phân bố chủ yếu ở các huyện phía Bắc nhƣ: Định Hóa, Phú Lƣơng, Võ Nhai. Thành phần loài cây chủ yếu gồm 2 loài: vầu và nứa, diện tích ít tập trung, các sản phẩm khai thác từ rừng tre có sản lƣợng nhỏ, chủ yếu tiêu thụ tại chỗ. Xã Linh Thông, xã Tân Dƣơng huyện Định Hóa, xã Yên Trạch huyện Phú Lƣơng là những khu vực có lƣợng khai thác lớn nhất. Có 14 loài tre nứa phân bố tại khu vực, trong đó có 7 loài mọc tự nhiên là Vầu đắng (Indosasa angustata McClure), Măng đắng (Indosana crassiflora McClure), Mai (Dendrocalamus aff giganteus Munro), Trúc cần câu (Phyllostachys sulphurea A.C. Riv.), Nứa tép (Schizostachyum pseudolima McClure), Nứa lá to (Schizostachyum funghomii McClure), Giang đặc (Melocalamus sp.), Giang (Maclurochloa sp.) và 7 loài đƣợc ngƣời dân gây trồng ở các thôn, xã Mai (Dendrocalamus aff giganteus Munro), Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schult), Hóp đá (Bambusa sp.), Hóp sào (Bambusa multiplex (Lour.) Raeusch), Bƣơng phấn (Dendrocalamus aff. pachystachys Hsueh et D.Z. Li) Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro), hóp đá (Bambusa Vũ Thị Quế Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 123 - 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 disemulator McClure), Tre vàng sọc (Bambusa vulgaris var. striata (Lodd. ex Lindl.) Gamble). Các loài nhƣ Mai, Bƣơng phấn, Tre gai đã đƣợc trồng từ lâu đời và có kích thƣớc lớn, một số loài khác nhƣ Luồng, Lục trúc, Điền trúc đƣợc trồng một số năm trở lại đây, trong đó Luồng đƣợc trồng phổ biến ở các hộ trên diện tích đất lâm nghiệp đã nhận qua một số chƣơng trình dự án 327, 661 tại địa phƣơng. Hầu hết các loài đều phân bố tự nhiên ở sƣờn núi, khe núi và chân đồi. Đặc điểm sinh trƣởng của một số loài tre tại xã Linh Thông huyện Định Hóa Kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dƣỡng đất trong địa bàn xã đƣợc ghi trong bảng 1. Kết quả phân tích phẫu diện đất đai tại xã Linh Thông cho thấy, đất ở đây hơi chua, hàm lƣợng mùn từ 1,29-1,81. Các chỉ tiêu dinh dƣỡng đất khác tƣơng đối thấp. Đây là điều kiện tƣơng đối phù hợp cho sinh trƣởng và phát triển của tre. Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schutes), Vầu đắng (Indosana angustata McClure), Măng đắng (Indosana crassiflora McClure), Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li). Các loài tre này đƣợc trồng thêm vào rừng tự nhiên và các loài rừng tự nhiên với các loài cây gỗ nhƣ: Lim vang, Mán đỉa, Trám trắng, Thành nghạnh, Vàng anh. Các loài thƣờng mọc theo cụm từ 5- 12 thân. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 15,4 %, cây vừa 44,6% và cây già chiếm 40%. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của các loài tre trong địa bàn xã đƣợc ghi trong bảng 2. Qua kết quả tại bảng 2 ta thấy, đối với nhƣng loài tre gặp tại Linh Thông, tre gai là loài đạt đƣờng kính bình quân cao nhất (9,67 cm). Luồng đạt chiều cao cao nhất là 16,18 m. Tỷ lệ cây trung bình và tốt đạt cao từ 72,7 % tới 100%. Kết quả này cho thấy, các loài tre thích nghi tốt với điều kiện lập địa khu vực này. Đặc điểm sinh trƣởng của một số loài tre tại xã Tân Dƣơng huyện Định Hóa Nhìn vào bảng 3 ta thấy, cho thấy hàm lƣợng mùn ở tầng mặt tƣơng đối cao ở đây. Các chỉ tiêu dinh dƣỡng đất ở đây lại tƣơng đối thấp. Đất hơi chua. Bên cạnh đó lƣợng mƣa trung bình 1.560 mm, độ ẩm cao từ 90% là rất phù hợp với cây tre, thuận lợi trong việc điều tiết khí hậu, nhiệt độ, nguồn nƣớc phù hợp cho cây tre phát triển. Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schutes), Mai (Dendrocalamus aff giganteus Munro), Măng đắng (Indosana crassiflora McClure), Hóp đá (Bambusa disemulator McClure). Các loài tre này đƣợc trồng thêm vào rừng tự nhiên và các loài rừng tự nhiên với các loài cây gỗ nhƣ: Hu đen, Ba soi, Ràng ràng mít, Thành nghạnh, Chẹo tía, Sảng. Các loài tre thƣờng mọc theo cụm từ 4-13 cây, chiếm tới hơn 30% trong tổng số cây điều tra có D1,3 > 5 cm. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 11%, cây vừa 52% và cây già chiếm 37%. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của các loài tre trong địa bàn xã đƣợc ghi trong bảng 4. Bảng 1. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Linh Thông, Định Hóa STT Các chỉ tiêu pH(KCl) Mùn N% P205% K2O% A0 4,52 1,81 0,07 0,05 0,48 A1 4,16 1,29 0,04 0,03 0,42 Bảng 2. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại Linh Thông (D1,3>5cm) Loài Đƣờng kính trung bình (cm) Chiều cao trung bình (m) Tỷ lệ cây trung bình và tốt (%) Tre gai 9,67 15,17 100 Vầu đắng 8 13,67 83 Vũ Thị Quế Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 123 - 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 Măng đắng 5 5,67 100 Luồng 9,4 16,18 72,7 Bảng 3. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Tân Dương, Định Hóa STT Các chỉ tiêu pH(KCl) Mùn N% P205% K2O% A0 4,52 1,81 0,07 0,05 0,48 A1 4,16 1,29 0,04 0,03 0,42 Bảng 4. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại xã Tân Dương (D1,3>5cm) Loài Đƣờng kínhtrung bình (cm) Chiều cao trung bình (m) Tỷ lệ cây trung bình và tốt (%) Tre gai 9,92 15,23 84,6 Hóp đá 9 15,25 100 Măng đắng 5 5,25 100 Mai 8,44 12,67 66,7 Nhìn vào Bảng 4 trên ta thấy, tại khu vực này Tre gai la loài có đƣờng kính thân và chiều cao lớn nhất, tuy nhiên chất lƣợng sinh trƣởng lại thấp hơn Hóp đá và Măng đắng (những loài có 100 % cây sinh trƣởng từ trung bình tới tốt). Mai là cây có tỷ lệ cây trung bình và tốt thấp nhất chỉ là 66,7 %. Đặc điểm sinh trƣởng của một số loài tre tại xã Yên Trạch huyện Phú Lƣơng Lƣợng mƣa bình quân năm 1.580 mm nhƣng phân bố không đều. Mùa khô từ tháng 11 đến 3 năm sau; Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10. Lƣợng mƣa tập trung vào tháng 7, 8, 9 từ 1.233 mm chiếm 85 đến 90% lƣợng mƣa cả năm nên thƣờng gây nên ngập úng ở các vùng thấp trũng. Vào mùa đông có thời tiết gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ xuống thấp100C có nguy hại cho cây trồng, gia cầm, gia súc và sức khoẻ con ngƣời. Thời tiết sƣơng muối xuất hiện vào ban đêm và sƣơng mù tháng 12, tháng 01 hàng năm làm hạn chế sinh trƣởng của cây trồng. Sƣơng muối, sƣơng giá có thể làm chết hàng loạt cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp. Qua kết quả về điều kiện tự nhiên và kết quả phân tích phẫu diện đất tại bảng 5 ta thấy, với hàm lƣợng mùn cao hơn nhiều so với 2 xã nghiên cứu tại huyện Định Hóa. Hàm lƣợng đạm, lân, kali trong đất cũng tƣơng đối cao, có thể đáp ứng đƣợc với sự phát triển của cây tre. Bên cạnh đó lƣợng mƣa trung bình 1.580 mm, độ ẩm cao trên 80% là rất phù hợp với cây tre. Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schute), Vầu đắng (Indosana augustata McClure), Bƣơng phấn (Dendrocalamus aff. pachystachys Hsueh et D.Z. Li). Các loài tre này đƣợc trồng thêm vào rừng tự nhiên và mọc hỗn giao trong rừng tự nhiên với các loài cây gỗ nhƣ: Hu đen, Lim vang, Máu chó, Thôi ba, Xoan đào. Các loài tre thƣờng mọc theo cụm từ 5-15 cây, chiếm tới hơn 40% trong tổng số cây điều tra có D1,3 > 5 cm. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 19,8%, cây vừa 39,6% và cây già chiếm 40,6%. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của các loài tre trong địa bàn xã đƣợc ghi trong bảng 6. Bảng 5. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Yên Trạch STT Các chỉ tiêu pH(KCl) Mùn N% P205% K2O% A0 7,02 2,32 0,14 0,12 0,64 A1 6,86 2,10 0,11 0,08 0,57 Vũ Thị Quế Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 123 - 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 Bảng 6. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại xã Yên Trạch (D1,3>5cm) Loài Đƣờng kính trung bình (cm) Chiều cao trung bình (m) Tỷ lệ cây trung bình và tốt (%) Tre gai 8,25 11,5 87,5 Bƣơng phấn 9,56 14,89 100 Vầu đắng 8 15,24 92 Luồng 6,86 11,71 85,7 Các loài tre trồng và tre tự nhiên có khả năng sinh trƣởng tốt tại cả 3 khu vực nghiên cứu, có tỷ lệ phần trăm cây tốt và trung bình cao. Lƣợng cây non trong các lâm phần đều ở mức thấp, cao nhất chỉ là 19 %. Nguyên nhân của việc này có thể do khai thác và sử dụng chƣa hợp lý và có thể là yếu tố cần chú trọng nhiều hơn trong quản lý bền vững các khu vực này. Tuy nhiên xã Yên Trạch là xã có tỷ lệ cây trung bình và tốt đạt 89,6%, thấp nhất là xã Linh Thông 88,9%. Đề xuất một số loài tre phù hợp cho mục đích trồng rừng nguyên liệu Dựa vào kết quả điều tra và các tiêu chí đánh giá: 1) Khả năng thích ứng của loài Tre với điều kiện lập địa; 2) Tiềm năng phát triển của loài tre đáp ứng mục tiêu cung cấp nguyên liệu và 3) Khả năng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phƣơng, một số loài tre phù hợp đƣợc đề xuất phát triển trong khu vực nhƣ sau: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schult), Vầu đắng (Indosasa angustata McClure), Trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel ex H.de Lehaie), Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro), Lục trúc (Bambusa oldhami Munro), Bƣơng lớn (Dendrocalamus sinicus Chia et J. L. Sun ) KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Từ các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá về cây tre đƣợc trồng tại xã Linh Thông, xã Tân Dƣơng huyện Định Hóa, xã Yên Trạch huyện Phú Lƣơng tại tỉnh Thái Nguyên có thể đƣa ra một số kết luận sau: - Các loài tre trồng và tre tự nhiên có khả năng sinh trƣởng tốt tại cả 3 khu vực nghiên cứu, có tỷ lệ phần trăm cây tốt và trung bình cao. Tuy nhiên cần chú trọng nhiều hơn trong quản lý bền vững các khu vực này. - Với những điều kiện lập địa khác nhau thì sinh truởng về đƣờng kính và chiều cao của các loài tre là khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại xã Tân Dƣơng có đƣờng kính trung bình của tre cao nhất (9,92 cm) thì chiều cao trung bình của tre cũng dài nhất (15,23 m). Xã Yên Trạch có đƣờng kính trung bình thấp nhất (8,25 cm) thì chiều cao trung bình của tre cũng thấp nhất (11,5 m). Xã có tỉ lệ cây trung bình và tốt nhất là xã Yên Trạch (89,6%), xã có tỉ lệ cây trung bình và tốt thấp nhất là xã Linh Thông (88,9%). - Một số loài tre đƣợc trồng thêm trong khu vực thể hiện khả năng thích ứng và sinh trƣởng tốt. Tuy nhiên cần có những hƣớng dẫn cụ thể và định hƣớng lâu dài cho phát triển các diện tích này một cách bền vững làm cơ sở khuyến cáo cho các xã huyện khác trong tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, (2001). Kết quả Tổng kiểm kê rừng toàn quốc. [2]. Viện điều tra quy hoạch rừng, (2008): Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng rừng tre 7 tỉnh phía Bắc. Vũ Thị Quế Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 123 - 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 SUMMARY RESEARCH ON THE GROWTH CHARACTERISTICS OF THE TYPICAL BAMBOO SPECIES IN THAI NGUYEN AS A BASE FOR SELECTING PROPER SPECIES FOR MATERIAL BAMBOO PLANTATION Vu Thi Que Anh * College of Agriculture and Forestry – TNU In Vietnam, the use of bamboo for construction accounts for 50% of annual harvesting. According to “Forest Inventory data in 1999” of the National Inventory Board, total area of Bamboos is 1,489,068 ha, accounting for 4.53% of the total country area, with volume of 8,400,767,000 trees. Bamboos are fast growing species, able to be exploited and used after 3 years, after that 30% of the yield can be exploited annually [1]. Currently, in Vietnam there are about 200 factories and enterprises produce pulp from bamboo and bamboo and wood such as Bai Bang, Lua Viet in Phu Tho, Son La, Song Lam in Nghe An, Thai Nguyen. The research on selecting the ropoer bamboo species for material plantation in Thai Nguyen is very essential. The research has assessed the growth characteristics of some bamboo species in different site conditions in districts Phu Luong and Dinh Hoa, Thai Nguyen province. Based on those characteristics, selecting proper bamboo species and suitable technical measures for bamboo material plantation have been proposed for the province. Keywords: Bamboo, growth characteristics, species selection. * Tel: 0982 249 195

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33151_36978_30820128546nghiencuudacdiemsinhtruong_0493_2052530.pdf