Giao thoa đông – tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học

GIAO THOA ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI HỆ HÌNH VĂN HỌC TRẦN NGỌC VƯƠNG 1- Về những đặc điểm hệ hình của thời đại thứ nhất trong lịch sử văn học Việt nam Trong vài thập kỷ trở lại đây, giới nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam đã dần dần đi tới một sự nhất trí mang tính tổng thể khi hình dung toàn bộ lịch sử văn học viết nước nhà thành hai thời đại lớn với mốc giới là những năm bản lề của hai thế kỷ XIX – XX. Thời đại thứ nhất trong lịch sử văn học viết Việt Nam (bắt đầu từ những thập niên cuối cùng của thế kỷ X và trên đại cục, kết thúc vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX) được sáng tác bằng loại hình ngôn ngữ mang tính khu vực và dân tộc truyền thống là Hán – Nôm, thời đại thứ hai được dấy lên bắt đầu từ cuộc tiếp xúc, va chạm Đông – Tây, dẫn đến sự phổ biến rồi được coi là thứ văn tự chính thức ở tầm quốc gia và đương nhiên, trở thành ngôn ngữ văn học mới, đó là chữ Quốc ngữ. Đó là những sự kiện bề mặt, mang tính hiển nhiên mà bất cứ người quan sát lơ đễnh nào cũng có thể nhận thấy. Các công trình nghiên cứu văn học sử từ lâu và đối với bất cứ lịch sử của nền văn học nào thì cũng đều tiến hành khảo sát va trình bày đối tượng theo những bình diện và tiêu chí mang tính phổ quát. Chẳng hạn, sau khi tiến hành việc phân kỳ, người nghiên cứu sẽ tiến hành mô tả lịch sử văn học theo các khung thời gian đã được xác định từ quy mô lớn nhất đến quy mô bé nhất (theo khả năng phân tiết về thời gian và định danh những khái niệm khung mà người nghiên cứu đó khả dĩ đề xuất và tin tưởng sẽ tìm được sự hưởng ứng của các đồng nghiệp). Với những khung khổ thời gian đủ rộng để cho đối tượng bộc lộ những thuộc tính tới ngưỡng mạch lạc, nhà nghiên cứu sẽ lần lượt tái hiện lại “bối cảnh lịch sử – xã hội”, những đặc điểm chung của cả nền văn học, sự hiện hữu (hay không) của các khuynh hướng, trào lưu, các dòng, các trường phái văn học, tiếp đó đi sâu nghiên cứu đánh giá về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Tất cả những thao tác nghiên cứu lịch sử văn học như thế đã trở thành quen thuộc trong hầu hết các bộ sách lịch sử văn học hoặc các giáo trình lịch sử văn học tiêu biêủ nhất ở mọi xứ sở có môn học và chuyên ngành nghiên cứu lịch sử văn học trên dưới một thế kỷ qua. Những tri thức mà các công trình nghiên cứu văn học sử như vậy cung cấp thường trở thành những tri thức nền tảng, tối thiểu cho bất cứ ai là độc giả có nhu cầu tìm biết thực sự. Dĩ nhiên, đó cũng mới chỉ là những tri thức mang tính phổ thông, đại chúng. Nhưng cũng như số phận của các quốc gia – dân tộc, số phận của các nền văn học là không đồng dạng, sức sống và độ dài lịch sử của các nền văn học khác nhau thì khác nhau, thậm chí rất khác nhau. Có những nền văn học (viết) từ thời điểm ra đời cho tới thời hiện tại tồn tại như một dòng chảy liên tục, không đảo chiều, không đứt đoạn, không thay đổi chất nền (tức ngôn ngữ văn học) mà đơn giản là được làm giàu lên, làm phong phú thêm. Đó là số phận của những nền văn học ra đời và phát triển từ thời cổ đại, trên cơ sở của những nền văn minh lớn thời cổ đại. Cho đến thập niên thứ bảy của thế kỷ XX giới Đông phương học mới thừa nhận trước toàn thế giới rằng phần lớn các nền văn học như vậy ra đời ở phương Đông, và rằng chỉ có hai nền văn hoá, văn minh phát triển liên tục không đứt gãy từ lúc xuất hiện cho tới tận ngày nay, rồi đến những thơi điểm xác định được quốc gia hoá, dân tộc hoá là Trung Quốc và Ấn Độ. Các nền văn học xuất hiện và phát triển sớm từ thời cổ đại như vậy (ở phương Đông đó là các nền văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Arập, Do Thái) tạo ra sức hấp dẫn tự nhiên đối với các cộng đồng cư dân có mối liên hệ địa – văn hoá gần gũi với chúng, được gọi là các nền văn học kiến tạo vùng. Nhiều năm trước đây chúng tôi đã giới thiệu một số nội dung lý thuyết về nghiên cứu loại hình học các nền văn học Trung cổ phương Đông. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin nhắc lại một vài luận đề, luận điểm chính, coi đó là “tri thức nền” để triển khai tiếp tục việc trình bày những y tưởng vốn được phát triển thêm từ những thành quả nghiên cứu từ trước đó. Ở thời đại tiền tư bản chủ nghĩa, khi khái niệm nền văn học thế giới hay nền văn học toàn cầu còn chưa được đề xuất, thực tế thế giới được cấu thành nên và được hình dung trước hết và chủ yếu là bởi nhiều nền văn minh, văn hoá mang tính khu vực. Khái niệm “vùng” hay “khu vực” văn hoá, văn minh chắc chắn là một khái niệm mang tính công cụ mà những người nghiên cứu các khoa học lịch sử phải biết và sử dụng tới.

docx9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2716 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao thoa đông – tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAO THOA ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI HỆ HÌNH VĂN HỌC  TRẦN NGỌC VƯƠNG 1- Về những đặc điểm hệ hình của thời đại thứ nhất trong lịch sử văn học Việt nam  Trong vài thập kỷ trở lại đây, giới nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam đã dần dần đi tới một sự nhất trí mang tính tổng thể khi hình dung toàn bộ lịch sử văn học viết nước nhà thành hai thời đại lớn với mốc giới là những năm bản lề của hai thế kỷ XIX – XX. Thời đại thứ nhất trong lịch sử văn học viết Việt Nam (bắt đầu từ những thập niên cuối cùng của thế kỷ X và trên đại cục, kết thúc vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX) được sáng tác bằng loại hình ngôn ngữ mang tính khu vực và dân tộc truyền thống là Hán – Nôm, thời đại thứ hai được dấy lên bắt đầu từ cuộc tiếp xúc, va chạm Đông – Tây, dẫn đến sự phổ biến rồi được coi là thứ văn tự chính thức ở tầm quốc gia và đương nhiên, trở thành ngôn ngữ văn học mới, đó là chữ Quốc ngữ. Đó là những sự kiện bề mặt, mang tính hiển nhiên mà bất cứ người quan sát lơ đễnh nào cũng có thể nhận thấy. Các công trình nghiên cứu văn học sử từ lâu và đối với bất cứ lịch sử của nền văn học nào thì cũng đều tiến hành khảo sát va trình bày đối tượng theo những bình diện và tiêu chí mang tính phổ quát. Chẳng hạn, sau khi tiến hành việc phân kỳ, người nghiên cứu sẽ tiến hành mô tả lịch sử văn học theo các khung thời gian đã được xác định từ quy mô lớn nhất đến quy mô bé nhất (theo khả năng phân tiết về thời gian và định danh những khái niệm khung mà người nghiên cứu đó khả dĩ đề xuất và tin tưởng sẽ tìm được sự hưởng ứng của các đồng nghiệp). Với những khung khổ thời gian đủ rộng để cho đối tượng bộc lộ những thuộc tính tới ngưỡng mạch lạc, nhà nghiên cứu sẽ lần lượt tái hiện lại “bối cảnh lịch sử – xã hội”, những đặc điểm chung của cả nền văn học, sự hiện hữu (hay không) của các khuynh hướng, trào lưu, các dòng, các trường phái … văn học, tiếp đó đi sâu nghiên cứu đánh giá về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Tất cả những thao tác nghiên cứu lịch sử văn học như thế đã trở thành quen thuộc trong hầu hết các bộ sách lịch sử văn học hoặc các giáo trình lịch sử văn học tiêu biêủ nhất ở mọi xứ sở có môn học và chuyên ngành nghiên cứu lịch sử văn học trên dưới một thế kỷ qua. Những tri thức mà các công trình nghiên cứu văn học sử như vậy cung cấp thường trở thành những tri thức nền tảng, tối thiểu cho bất cứ ai là độc giả có nhu cầu tìm biết thực sự. Dĩ nhiên, đó cũng mới chỉ là những tri thức mang tính phổ thông, đại chúng. Nhưng cũng như số phận của các quốc gia – dân tộc, số phận của các nền văn học là không đồng dạng, sức sống và độ dài lịch sử của các nền văn học khác nhau thì khác nhau, thậm chí rất khác nhau. Có những nền văn học (viết) từ thời điểm ra đời cho tới thời hiện tại tồn tại như một dòng chảy liên tục, không đảo chiều, không đứt đoạn, không thay đổi chất nền (tức ngôn ngữ văn học) mà đơn giản là được làm giàu lên, làm phong phú thêm. Đó là số phận của những nền văn học ra đời và phát triển từ thời cổ đại, trên cơ sở của những nền văn minh lớn thời cổ đại. Cho đến thập niên thứ bảy của thế kỷ XX giới Đông phương học mới thừa nhận trước toàn thế giới rằng phần lớn các nền văn học như vậy ra đời ở phương Đông, và rằng chỉ có hai nền văn hoá, văn minh phát triển liên tục không đứt gãy từ lúc xuất hiện cho tới tận ngày nay, rồi đến những thơi điểm xác định được quốc gia hoá, dân tộc hoá là Trung Quốc và Ấn Độ. Các nền văn học xuất hiện và phát triển sớm từ thời cổ đại như vậy (ở phương Đông đó là các nền văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Arập, Do Thái) tạo ra sức hấp dẫn tự nhiên đối với các cộng đồng cư dân có mối liên hệ địa – văn hoá gần gũi với chúng, được gọi là các nền văn học kiến tạo vùng. Nhiều năm trước đây chúng tôi đã giới thiệu một số nội dung lý thuyết về nghiên cứu loại hình học các nền văn học Trung cổ phương Đông. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin nhắc lại một vài luận đề, luận điểm chính, coi đó là “tri thức nền” để triển khai tiếp tục việc trình bày những y tưởng vốn được phát triển thêm từ những thành quả nghiên cứu từ trước đó. Ở thời đại tiền tư bản chủ nghĩa, khi khái niệm nền văn học thế giới hay nền văn học toàn cầu còn chưa được đề xuất, thực tế thế giới được cấu thành nên và được hình dung trước hết và chủ yếu là bởi nhiều nền văn minh, văn hoá mang tính khu vực. Khái niệm “vùng” hay “khu vực” văn hoá, văn minh chắc chắn là một khái niệm mang tính công cụ mà những người nghiên cứu các khoa học lịch sử phải biết và sử dụng tới. Theo cách hình dung của V.I.Braginxki “Bên cạnh các nền văn học Thiên chúa giáo Đông phương, ở phương Đông Trung cổ còn tồn tại ba cộng đồng khu vực….Các nền văn học Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam gia nhập vào cộng đồng thứ ba (cộng đồng văn học Trung Hoa)… Trong khuôn khổ các cộng đồng khu vực, .. có thể phân chia ra hai nhóm các nền văn học: a) Các nền văn học mà xung quanh chúng diễn ra các tiến trình cấu tạo nên các cộng đồng (từ đây chúng được gọi là “các nền văn học kiến tạo vùng”) b) Các nền văn học đồng cấu xung quanh các nền văn học kiến tạo vùng, được tích hợp vào cộng đồng (từ đây chúng được gọi là “các nền văn học được tích hợp” – hay các nền văn học “vệ tinh”( Xem thêm V.I.Braginxki – Những vấn đề loại hình học các nền văn học Trung cổ phương Đông. M. Nxb Khoa học. 1991. tr. 25). Tương ứng với một cách hình dung như vậy, văn học Việt Nam suốt thời đại thứ nhất vận hành trong quỹ đạo của một cộng đồng văn học khu vực lấy văn học Trung Quốc làm nền văn học kiến tạo vùng, nghĩa là làm cổ mẫu, làm nguồn gây ảnh hưởng. Với thời gian, “các quốc gia vệ tinh” tự thân vận động, xác lập được quỹ đạo phát triển riêng, dần dần hội đủ các tiêu chí để trở thành quốc gia – dân tộc độc lập, tuy nhiên khi vẫn chia sẻ những truyền thống khu vực chung, người quan sát sẽ nhận thấy một cách rõ ràng tình trạng “lưỡng thê” về mặt văn hoá, về diễn sinh của đời sống tinh thần ở đó. Một mặt, ý thức độc lập phát sinh và phát triển khiến cho giới lãnh đạo của cộng đồng hữu quan tìm cách khẳng định cho cộng đồng mình những đặc điểm và “cá tính cộng đồng”, trước hết là sự tồn tại độc lập của một quyền lực chính trị hiện thực (sẽ tiến dần tới chỗ xác lập cho riêng mình những “lý luận về chính trị và quyền lực” riêng, như trường hợp Nhật Bản) trên cơ sở sự độc lập và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, xuất hiện những nỗ lực suy nguyên ( khả kiểm hoặc không) về nguồn gốc giống nòi (hoặc chí ít là nguồn gốc “thiêng liêng” của tầng lớp cầm quyền), xuất hiện những nỗ lực không mệt mỏi của nhiều cá nhân ưu tú từ trong các cộng đồng hướng tới việc kiến lập nên những chuẩn mực giá trị đặc thù (dễ nhận thấy nhất là những chuẩn mực văn hoá). Mặt khác, khi “mặt bằng giá trị” của cái cộng đồng riêng ấy chưa thể trưởng thành đến mức tạo nên những hệ giá trị hoàn toàn mới mẻ và hoàn thiện, nghĩa là khi những “chuẩn mực đi vay” còn giữ nguyên hay về cơ bản vẫn bảo lưu những giá trị sử dụng hữu ích, cũng tức là khi nền văn hoá kiến tạo vùng vẫn tiếp tục phát huy ảnh hưởng, thì hệ giá trị khu vực vẫn được thừa nhận như những lý lẽ đương nhien (“Trời có Bắc Nam, đạo không phân biệt”). Như vậy, xét riêng trong nhóm các nền văn hoá, văn học của các quốc gia “vệ tinh”, người quan sát sẽ có thể dễ dàng nhận ra “hai quỹ đạo” của cùng một sự vận động: quỹ đạo của nền văn hoá, văn học mang tính khu vực (chung) và quỹ đạo “ly tâm” hoàn toàn chỉ biểu hiện “dân tộc tính”, được chi trì bởi các khát vọng độc lập và những dấu hiệu trưởng thành (riêng). Quan sát đối tượng nghiên cứu từ giác độ hình thức tồn tại, sẽ không có gì khó khăn để nhận ra rằng đến những thời điểm nhất định, trong các nền văn hoá, văn học của các quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên hay Việt Nam dường như hiện hữu những vectơ chuyển động trái chiều. Chẳng hạn, những “quốc danh” như Đại Nhật Bản, Đại Hàn, Đại Việt thường song song tồn tại cạnh những Đại Hán – Đại Đường – Đại Tống – Đại Minh – Đại Thanh cùng vô số những tranh chấp và hình thức tư tôn ngôi “đế vị” cho đấng quân chủ của các cộng đồng riêng, những lời lẽ, văn kiện mang tính “tuyên ngôn độc lập” vẫn thường dìu dặt vang lên vào những “ngày lễ trọng” ở các quốc gia đó, đồng thời với những “hiện tượng” ấy lại vẫn hằng tái hiện những “điệp khúc” khẳng định rằng trong các thành tựu văn hoá mà cộng đồng “ngã môn” đạt tới, “ngã môn” vừa “vô tốn”(không thua kém) mà cũng vừa “bất dị”(không khác) với các chuẩn mực cua “thiên triều”! Chúng tôi gọi đó là tính lưỡng trị, thậm chí đa trị của các nền văn hoá, văn học thuộc “nhóm các quốc gia vệ tinh”. Từ góc độ quan sát này, hãy thử bàn tới hệ hình văn học của văn học Việt Nam trong thời đại văn học thứ nhất. “Hệ hình” (paradigm – cũng có người đề nghị dịch là “hệ quy chuẩn”, “hệ tiêu thức”..) vốn là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, chủ yếu được sử dụng trong việc nghiên cứu so sánh các ngon ngữ biến hình (thường là ngôn ngữ châu Âu), đến năm 1962 được nhà khoa học luận Thomas Kuln sử dụng với nội hàm chỉ sự thay đổi của hệ thống tri thức trong công trình Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học . Tiếp đo, thuật ngữ paradigm tiếp tục được mở rộng trường nghĩa, vận dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đặc biệt rất thường được sử dụng trong các công trình văn hoá học.Thuật ngữ này trong trường hợp xuất hiện những nghiên cứu so sánh đối chiếu những tập hợp ít nhất bao gồm hai đối tượng có mối tương liên có thể so sánh được, nghĩa là giữa chúng có mối quan hệ tương thông hoặc về lô gich hoặc về lịch sử, có thể thay thế lẫn nhau, hoán vị cho nhau, phản ánh những biến đổi mang tính hệ thống, nghĩa là ở cấp độ những biến đổi vĩ mô. Xét theo trục lịch sử văn học, những thành tố làm nên những tiêu chí hệ hình của một nền văn học thường thấy nhất là : 1) Hệ thống những tư tưởng mang tính thẩm mỹ và quan niệm văn học chung của cả nền văn học 2) Hệ thống chủ đề – đề tài đặc thù 3) Hệ thống những hình tượng văn học cơ bản tồn tại ổn định tương đối trong cả một khoảng thời gian dài nhất định của nền văn học 4) Hệ thống thể loại 5) Cuối cùng, đó là “chất nền” (substance) của mọi nền văn học – tức ngôn ngữ văn học. Tuy ở mỗi nền văn học cụ thể của các nước thuộc “vành đai văn hoá Hán” vào những thời kỳ nhất định có thể có những nhà lý luận, nhà mỹ học của riêng mình, nhưng trên tổng thể, có thể nhận định rằng hệ thống tư tưởng mỹ học và lý luận văn học gây những tác động chính yếu lên tiến trình lịch sử văn học của các nền văn học khu vực đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Trên thực tế, việc kiến tạo nên những hệ thống tư tưởng mỹ học và quan niệm văn học có mối liên hệ phụ thuộc vào những điều kiện nền tảng khác nữa của sự phát triển đời sống tinh thần: khó có thể xây dựng những tư tưởng mỹ học và quan niệm văn học mang tính lý thuyết cao và độc lập, ổn định lâu dài nếu không xuất phát từ những khái quát hoá ở tầm triết ly, triết học.Những biến động trong lịch sử văn học của một nền văn học cụ thể ở tầng sâu xa nhất, cơ bản nhất chính là những đổi thay mang tính triệt để của những tư tưởng lý thuyết về mỹ học và về quan niệm văn học, nhưng đó cũng chính là những biến đổi đòi hỏi sự nắm bắt và lĩnh hội bằng ý thức, bằng lý trí, thậm chí bằng sự chiêm nghiệm tâm linh, mà không phải là sự “cảm nhận” mang tính cảm tính, bằng các giác quan, kể cả tri giac thẩm mỹ. Có thể coi việc xác lập từ những chủ đề – đề tài cá biệt đến hệ thống chủ đề – đề tài đặc hữu là những dấu hiệu chỉ dẫn (index) làm bằng chứng rõ ràng nhất đầu tiên cho việc ra đời của các nền văn học độc lập ở các quốc gia “vệ tinh”. Ở bất cứ cộng đồng nào, sự tồn tại đến độ trưởng thành và độc lập cũng phải được đánh dấu bằng những “hệ vấn đề của bản thân nó”. Và do đặc thù của tư duy sáng tạo nghệ thuật, hệ thống những chủ đề – đề tài đặc hữu đó phải được biểu hiện ra trong các sáng tác bằng / thành những hình tượng rồi hệ thống hình tượng nghệ thuật đặc trưng của mỗi một nền văn học cụ thể. Tới những thời điểm nhất định, các nền văn hoá, văn học “được tích hợp” đều hiển thị những nỗ lực tìm kiếm và sáng tạo của mình trên bình diện công cụ và các yếu tố hình thức nhằm vừa để làm gia tăng phương tiện và công cụ biểu hiện, phản ánh cảm xúc và tư duy, vừa để vượt thoát khỏi sự ràng buộc mang tính cầm tù của các phương tiện nghệ thuật mà ở điểm xuất phát, họ đã buộc phải vay mượn, tiếp thu từ “nền văn hoá, văn học cổ mẫu” (archétype). Kết quả là sự xuất hiện và hoàn thiện từng bước của các hệ thống văn tự mang tính “quốc ngữ” (Nhật văn, Hàn văn, chữ Nôm), các thể loại văn học và nghệ thuật hướng tới trình độ “điển phạm dân tộc”. Giữa trình độ phát triển của ngôn ngữ văn học thể hiện đặc thù dân tộc với sự xuất hiện và hoàn thiện hoá các thể loại văn học dân tộc dĩ nhiên có sự hô ứng và tòng thuộc lẫn nhau. Như vậy, ở “thời đại thứ nhất” của lịch sử văn học, nen văn học Việt Nam vừa mang những “đặc điểm nhận dạng” tương tự với “những đặc điểm nhận dạng” của các nền văn học khác trong khu vực, cụ thể là văn học Nhật Bản và văn học Triều Tiên, (cùng tiếp nhận những thành tựu và khuôn mẫu của nền văn học “gốc” là văn học Trung Quốc, lại cũng cùng kinh qua những chặng đường và cách thức dân tộc hoá tương tự nhau) vừa cũng đã xác lập nên “những tiêu chí hệ hình” thuần tuý cho riêng mình (chữ viết – ngôn ngữ văn học riêng, hệ thống chủ đề – đề tài riêng, hệ thống hình tượng văn học riêng, một số thể loại văn học riêng ). Tuy nhiên, trên những nét tổng thể, đó vẫn là những “dòng riêng giữa nguồn chung”. Các nền văn học Nhật Bản, Triều Tiên hay Việt Nam cho tới cuối thời đại thứ nhất về cơ bản vẫn vận hành theo quỹ đạo khu vực, tính chất “đồng văn” vẫn cực kỳ đậm đặc. Nói cách khác, giữa các nền văn học này và nền văn học Trung Quốc vẫn duy trì rõ nét những “đồng dạng hệ hình”. Bước vào thời cận đại của thế giới, số phận lịch sử của các quốc gia – dân tộc vốn là “đồng văn” này diễn biến theo những ngả đường khác nhau, kéo theo các quá trình hiện đại hoá văn học khác nhau. 2.- Tiếp xúc, va chạm Đông – Tây ở Việt nam và sự chuyển đổi hệ hình văn học trong tiến trình hiện đại hoá 2.1.- ĐOẢN THUẬT VỀ SỰ TIẾP XÚC, ĐỤNG ĐỘ ĐÔNG – TÂY Ở VIỆT NAM. Với tính chất là những hiện tượng cá biệt, sự tiếp xúc mang tính văn hoá giữa Việt Nam với các đại diện phương Tây có thể đã diễn ra từ thời Lý – Trần.Nhưng những tiếp xúc như vậy, nếu có, vào giai đoạn trước thế kỷ XVI không để lại dấu ấn nào đáng kể. Chỉ từ thời điểm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây trở nên là hiện tượng lịch sử toàn thế giới, thì sự hiện diện có chủ đích và có kế hoạch của các nhà thám hiểm, các giáo sĩ thuộc các giáo đoàn truyền đạo Thiên chúa và các thương nhân mới bắt đầu tạo nên những dấu tích trong lịch sử những mối quan hệ giữa phương Tây với các vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Đại Việt. Những cuoc tiếp xúc như thế từ thế kỷ XVI cho đến hết thế kỷ XVIII vẫn chưa tạo ra nhiều đổi thay đáng kể trên bình diện đời sống văn hoá tinh thần của tuyệt đại đa số các tầng lớp cư dân người Việt, ngoại trừ việc hình thành từng bước – chậm rãi, đầy thăng trầm – của một cộng đồng giáo dân bản xứ, và cùng với sự xuất hiện của cộng đồng ấy – cần nhắc lại trong phần lớn thời gian từ thời điểm xuất hiện cho tới khi thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam cộng đồng này bị chính quyền coi là bất hợp pháp – là việc nảy sinh một sự kiện văn hoá đặc thù, rồi ra sẽ có tác động to lớn và lâu dài, thậm chí trở thành một trong những tác nhân chủ yếu tạo nên bước ngoặt trong đời sống tinh thần của người Việt, về phương diện lịch sử văn học lại càng có ý nghĩa to lớn hơn nữa, đó là việc tạo ra và sử dụng chữ quốc ngữ. Thứ dị vật văn hoá này, may mắn thay, trong suốt thời gian tồn tại bị coi là bất hợp pháp của các giáo đoàn và cộng đồng giáo dân đã nói tới ở trên, lại không gây nên sự chú ý nào đặc biệt từ phía nhà cầm quyền người Việt, và nhờ thế, đã không bị biến thanh vật hy sinh trong các cuộc xung đột tôn giáo dai dẳng. Tuy nhiên, cũng chính vì cộng đồng Công giáo Việt Nam trong suốt gần ba trăm năm sử dụng chữ quốc ngữ cơ hồ một cách bí mật đã không tạo nên được những thành tựu văn hoá và những sáng tạo tinh thần nào đáng kể bằng thứ ngôn ngữ ấy mà chữ quốc ngữ mới “tồn tại trong bình an”. Ngoại trừ ở một vài trường hợp cá biệt (chủ yếu là các nhân vật trí thức trong cộng đồng Thiên chúa giáo như Nguyễn Trường Tộ hay muộn hơn, như Trương Vĩnh Ký), cho đến tận cuối thế kỷ XIX chữ quốc ngữ chưa trở thành phương tiện truyền bá tri thức và các giá trị tinh thần một cách thực sự có tác dụng giữa những người co học . Chữ Hán và phần nào đó chữ Nôm vẫn là phương tiện truyền tải những tri thức và giá trị tinh thần mới tới các bậc thức giả trên phạm vi cả nước.Không qua Hán Nôm, một bộ phận thức giả thậm chí nhập cuộc vào thế giới Âu Tây qua hẳn “cửa chính” là tiếng Pháp. Vài ba thế kỷ truyền đạo và buôn bán của “Dương nhân” không tạo ra những biến cố văn hoá nào thực sự gây ấn tượng tích cực cho tuyệt đại đa số người Việt. Cuộc xâm lăng vũ trang của thực dân Pháp gây đau đớn, choáng váng và khổ nhục cho người Việt đã khiến đa số tuyệt đối các thành viên cộng đồng này trong cả một quãng thời gian không ngắn (trên dưới nửa thế kỷ) nhìn các thành tựu và ưu thế về mọi mặt của phương Tây chỉ như là những phương tiện cưỡng bức và áp chế, gieo rắc tai hoạ và chết chóc. Sau gần một nửa thế kỷ chinh phục bằng bạo lực, người Pháp mới tìm đến giải pháp chinh phục người bản xứ Đông Dương bằng những công cụ và phương tiện mang tính chất văn hoá và tinh thần. Giống như mọi kẻ chinh phục, chủ nghĩa thực dân ban đầu tự bộc lộ như là những kẻ cướp vô lại, mang đại bác đi gõ cửa nhà người. Chỉ đến lúc buộc phải chung sống lâu dài với nhau, chiêu bài “khai hoá” mới được giương lên với tần suất ngày càng nhặt. Có thể khẳng định rằng người Việt tiếp xúc và trở nên quen thuộc với nền văn minh phương Tây nói chung, văn minh, văn hoá Pháp nói riêng trước hết qua con đường thực chứng , qua những sản phẩm của kỹ thuật, rồi tiến rất chậm chạp dần tới những sản phẩm và tri thức khoa học, tiếp theo mới đến những tri thức và thành tựu mang tính xã hội – nhân văn.Tuy tôn giáo là thứ người Pháp nói riêng, người phương Tây nói chung mang tới Việt Nam sớm vào bậc nhất, nhưng do các giáo sĩ trong mấy trăm năm chỉ “bắt rễ” được vào bộ phận nghèo khổ và địa vị thấp kém “dưới đáy” của xã hội, nên trong suốt quãng thời gian ấy, Thiênchúa giáo ở Việt Nam chỉ tồn tại như một thứ tín ngưỡng ít nhiều nguyên thuỷ mà không phải như một trong những tôn giáo có hệ thống giáo lý và hệ thống tư tưởng thần học phát triển vào bậc nhất giữa các tôn giáo thế giới như nó vốn đạt tới trong thực tế.Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là những vị khách ở xa đến muộn. Có thể nói văn học Pháp chỉ có thể có được một lượng độc giả đáng kể ở Việt Nam sau khi hệ thống nhà trường Pháp Việt cho “ra lò” được những mẻ sản phẩm đầu tiên. Báo chí, nhất là những tờ báo có mục “văn học dịch”, rồi muộn hơn nữa, các nhà xuất bản, các thư quán, ấn quán, thư cục… sẽ là những phương tiện môi giới đắc lực cho việc quảng bá văn học, nghệ thuật “mẫu quốc” vào cư dân bản xứ. 2.2.- TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC Ở VIỆT NAM CŨNG LÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI HỆ HÌNH VĂN HỌC Bên cạnh việc giới thiệu một nền văn học thông qua những tác giả, tác phẩm chọn lọc, chương trình văn học của hệ thống nhà trường Pháp – Việt đã hoàn thành được một công việc có ý nghĩa to lớn và mang tính kiến tạo vô cùng quan trọng: xây dựng và truyền bá một mỹ cảm mới, những nguyên tắc, nguyên lý mỹ học mới. Như đã rõ, văn học Pháp là một trong những nền văn học lớn, có nhiều thành tựu bậc nhất giữa cac nền văn học phương Tây. Tuy lịch sử văn học Pháp chỉ khuôn định trong khung khổ thời đại tư bản chủ nghĩa (từ thế kỷ XVI), nhưng xét về nguồn gốc, đây cũng là một trong những nền văn học “trẻ”, lấy khởi nguyên từ truyen thống văn học Hy – La cổ đại. Do sự gần gũi về mặt địa lý, hai nền văn hoá, văn minh phát triển vào bậc nhất của thế giới cổ đại là Hy Lạp và La Mã đã sớm có những tiếp xúc toàn diện và cuối cùng hoà nhập vào nhau trở nên một truyền thống chung. Như mọi người đều biết, nền văn minh Hy – La trên rất nhiều bình diện đã trở thành khuôn mẫu cho hầu hết các nền văn hoá, văn minh “trẻ” của châu Âu. Suốt cả thời Trung Cổ, bên cạnh giáo lý nhà thờ Thiên chúa giáo, những thành tựu và tri thức Hy – La là nguốn sống tinh thần của cả lục địa này. Vào cuối thời Trung Cổ châu Âu, khi hệ thống giáo lý và giáo quy của nhà thờ trở nên những vòng kim co khắc nghiệt kìm toả mọi hướng phát triển, tầng lớp tư sản đang lên đã xướng lên khẩu hiệu Phục hưng, trên danh nghĩa là quay về với các giá trị và nguyên lý tinh thần đã được tạo lập nên từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại tiền Thiên chúa giáo đó. Nhắc lại như thế để nhấn mạnh một lần nữa rằng từ góc nhìn loại hình học các nền văn học, đa số các nền văn học châu Âu khác là những “nền văn học vệ tinh”, còn văn học Hy – La, tương tự văn học Trung Quốc hay văn học Ấn Độ, trở thành “nền văn học gốc, nền văn học kiến tạo vùng”, và như vậy dù với rất nhiều những sự giải thích và nhận xét bổ sung, ta có thể coi hầu như toàn bộ châu Âu thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa là một khu vực văn học. Những thế kỷ phát triển nhất của chủ nghĩa tư bản châu Âu cũng là những thế kỷ làm hình thành và ổn định khung khổ của các quốc gia – dân tộc ở lục địa này. Các nền văn học ở châu Âu cũng định hướng phát triển theo chiều quốc gia – dân tộc hoá thành các nền văn học như ngày nay. Ở các nền văn học này, tương tự điều đã diễn ra đối với các nền văn học Việt Nam, Nhật Bản hay Triều Tiên trong mối quan hệ với văn học Trung Quốc, cũng diễn ra việc xác lập những quỹ đạo riêng, “ly tâm”, đồng thời vẫn duy trì những liên hệ lịch sử và tiếp tục tuân thủ những chuẩn mực “tự ngàn xưa” trong tương quan với nền văn học “cổ mẫu” Hy – La. Vừa hoàn thành quá trình kiến tạo và ổn định khung khổ của các quốc gia – dân tộc, giai cấp tư sản châu Âu vừa đẩy mạnh những quá trình bành trướng hướng ngoại, trước hết là tăng cường những quan hệ thương mại và truyền giáo, rồi dần dần tiến hành những cuộc viễn chinh, xâm lược thuộc địa, mở trộng thị trường, khai thác tài nguyên, áp bức và nô dịch dân tộc đối với các vùng cư dân khác trên thế giới. Song hành với qua trình đế quốc hoá là sự phát dương của tư tưởng Âu châu trung tâm luận (eurocentrisme). Từ thế kỷ XVIII trở đi thì những gì thuộc “hệ tiêu chí Âu châu” đã dần dần được mặc định là “hệ tiêu chí của thế giới”. Trên bình diện văn học, quỹ đạo văn học châu Âu, quỹ đạo văn học mà các quốc gia “đế quốc thực dân” theo đuổi và truyền bá, cũng trở thành “quỹ đạo văn học thế giới”. Trở thành thuộc địa của Pháp, tiếp thụ nền giáo dục Pháp – Việt, Việt Nam cũng từng bước chuyển mình Âu hoá theo mô hình “mẫu quốc” mới. Quá trình hiện đại hoá trong lịch sử văn học Việt Nam, trên những nét lớn cũng phản ánh chính cái quá trình Âu hoá, phản ánh sự chuyển đổi quỹ đạo như vậy. Sự chuyển đổi ấy diễn ra trước hết ở việc xác lập một đội ngũ chủ thể sáng tạo kiểu mới, là các nhà văn theo Tân học, từng bước tách rời những truyền thống cựu học của khu vực, học, tập rồi thưc sự sáng tác theo mô thức của văn học châu Âu mà trước hết là văn học Pháp. Về những quá trình chuyển đổi hệ hình này, tronng một vài dịp trước đây tôi cũng đã có đề cập. Xin nhắc lại ở đây một vài ý tưởng chủ yếu. Điều đáng tiếc ở Việt Nam vào thời kỳ quá độ của công cuộc giao thoa Âu Á, do tình trạng dân tộc bị nô dịch nên không thể chủ động quy hoach tương lai cho một nền văn học mới. Văn học mới chủ yếu ra đời ở thành thị trong môi trường hợp pháp nhưng không đi kèm một đội ngũ trí thức mơí có tầm cỡ, thực sự được trang bị một nền học vấn mới cao cấp, đủ nhãn quan văn hoá toàn diện để vừa kế thừa được những giá trị tích cực trong nền hoc vấn và nền văn học truyền thống, vừa đủ sức bao quát những vấn đề Đông Tây, dù rằng không phải không ai nghĩ đến công việc đó (Ngay từ tuyên ngôn của tờ báo, Nam Phong đã chủ trương “Điều hoà tân – cựu, thổ nạp Âu Á”).Loại tác giả viết văn song ngữ thời đại mới (tức vừa viết bằng chữ Pháp vừa viết bằng chữ quốc ngữ) mà đều được khẳng định có số lượng quá hiếm hoi. Giữa hai truyền thống xuất hiện sự đứt gãy tuy lặng lẽ mà sâu sắc. Có điều, tuy thị hiếu thẩm mỹ đã đổi thay ở công chúng văn học thành thị, nhưng không dẫn đến sự đổi thay đáng kể ở tầng sâu hơn, tầng nhận thức thẩm mỹ. Không diễn ra một sự giao tranh thực sự nào về mặt ly luận giữa các đại diện của nền cựu học với các đại biểu của nền văn học mới. Dù sao, thì chỉ trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt những yếu tố nằm trong thành phần “tiêu chí hệ hình” của nền văn học mới cũng đã được xác lập. Chữ quốc ngữ sau khi được các nhà nho chí sĩ “thông quan”, đã phát triển tăng tốc, rồi được các cây bút chủ yếu trên hai tờ Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí tập dượt cho đến độ thành thục.Thập kỷ kế theo đó chứng kiến sự thăng hoa của chữ quốc ngữ với tư cách là một ngôn ngữ văn học mới đạt tới trình độ thành thục uyển chuyển đáng ngạc nhiên. Hệ thống thể loại của nền văn học mới cũng đã kịp đưa văn xuôi tự sự (chủ yếu là truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết quy mô trung bình) vào vị trí trung tâm của nền văn học; phong trào Thơ mới được phát động và chỉ trong không tới năm năm các chủ tướng đã tự tin công bố về một thắng lợi hoàn toàn; văn học sân khấu mà chủ yếu và trước hết là kịch nói còn xuất hiện và nhận được sự tán thưởng ồn ào trước đó khá lâu – từ đầu thập kỷ thứ hai. Cấu trúc của hệ thống thể loại của nền van học mới đã thực sự Âu hoá, gom đủ diện mạo của những thể loại và thể tài chính yếu :tự sự, trữ tình, kịch. Vậy nhưng, do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh phức tạp khác nhau, sự chuyển đổi hệ hình, thay đổi quỹ đạo của văn học Việt Nam trên tiến trình hiện đại hoá diễn ra không phải chỉ theo một đà trôi chảy suôn sẻ. Suốt trong cả thế kỷ XX người quan sát khách quan và nghiêm túc nào cũng có thể dễ dàng nhận ra những chặng khúc khuyu, gập ghềnh của định hướng hiện đại hoá này. Nhưng đó hẳn phải là chủ đề lớn của một công trình nghiêm túc và công phu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao thoa đông – tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học.docx