Giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam

Actually, traditions to be educated for students are human values, fundamental vaules which a specific person in society must possess; this is personality; Education of values in schools in general, especially in universities must be profoundly recognized from many perspectives: Position, role, orientation of values need to be educated along with the development of personality, especially changes in value orientation in the time of Industrialization and Modernization and international integration. It’s necessary for students to identify traditional and temporary values at which mankind is aiming and Vietnam is not the exception. Therefore, educationalists, managers should have effective solutions for educating values for students, youths in order to facilitate a good learning and training environment for personality development.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25 21 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO SINH VIÊN VIỆT NAM Trần Minh Hằng* Học viện Quản lý Giáo dục TÓM TẮT Thực chất các truyền thống cần giáo dục cho sinh viên là những giá trị nhân văn, giá trị căn bản ở một con người cụ thể trong xã hội cần phải có; đây chính là cái cốt cách của con người. Giáo dục giá trị trong các trường học nói chung, nhất là trong các trường đại hoc cần phải được nhận thức một cách sâu sắc trên các phương diện: Vị trí vai trò, định hướng các giá trị cần giáo dục trong sự phát triển nhân cách cho mỗi con người, đặc biệt những thay đổi định hướng giá trị của sinh viên trong thời kì CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Cần xác định cho sinh viên những giá trị truyền thống và những giá trị đương đại mà nhân loại đang hướng tới mà Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Vì vậy các nhà giáo dục, những nhà quản lý cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục giá trị cho thanh niên, sinh viên, tạo điều kiện để họ có môi trường học tập, rèn luyện và định hướng tốt để phát triển nhân cách của bản thân. Từ khóa: Giáo dục giá trị, giá trị truyền thống, giá trị đương đại SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO SINH VIÊN* Bối cảnh toàn cầu hoá đã và đang đặt ra cho các nước phải làm thế nào để thế hệ trẻ phát triển, song không đánh mất những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nền giáo dục Việt Nam từ xa xưa đã nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục giá trị, tuy nhiên các thế hệ người Việt Nam đã dùng những khái niệm khác nhau để diễn đạt nó như: Giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống yêu nước, Giáo dục lòng hiếu thảo, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạoVề thực chất các truyền thống này là những giá trị nhân văn, giá trị căn bản ở một con người cụ thể trong xã hội cần phải có; đây chính là cái cốt cách của con người. Vậy giá trị là gì? Những giá trị nào cần phải giáo dục cho thanh niên, sinh viên hiện nay? Giáo dục giá trị bằng cách nào?Những vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà giáo dục cần phải hiểu thấu đáo thì mới có thể giáo dục được thế hệ trẻ và đây cũng là thực hiện mục tiêu giáo dục. NỘI DUNG CÁC GIÁ TRỊ CẦN GIÁO DỤC CHO THANH NIÊN SINH VIÊN Thế nào là giá trị? Nghiên cứu về giá trị đã được nhiều khoa học quan tâm như: Triết học; Chính trị học; Tâm lý học; Xã hội học; Giáo dục học; Văn hoá học * Tel: 0912346308 Theo Từ điển Tiếng Việt giá trị nói lên phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của một vật; là cái làm cho vật có ích lợi, đáng quý, có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của khách thể đối với một con người, một nhóm hay một xã hội. Những giá trị mạng lại cho cá nhân một cuộc sống có ý nghĩa. Về phương diện cá nhân con người có nhu cầu hay hứng thú về một hoạt động nào đó, có nghĩa là hoạt động đó đã mang lại cho họ những giá trị nhất định. Giá trị của con người thể hiện ở phẩm chất và tài năng của người đó. Khi bàn về giá trị dưới góc độ triết học thì giá trị được xem là toàn bộ các giá trị vật thể và phi vật thể của toàn bộ nền văn minh, văn hóa loài người( các dân tộc khác nhau trên thế giới), được tồn tại, đúc kết từ thế hệ này qua thế hệ khác. Giá trị bao gồm các phạm trù khác nhau như: Hệ thống giá trị; định hướng giá trị; thang giá trị; thước đo giá trị. Trong kinh tế học xem xét giá trị từ góc độ ý nghĩa sử dụng cho cuộc sống, ý nghĩa trao đổi của các vật thể, tức là giá trị lợi ích của con người. Đối tượng của giá trị học là các giá trị tinh thần chứa đựng thái độ, niềm tin, lý tưởng đối với các vật thể, sản phẩm lao động. giá trị sử dụng và giá trị trao đổi chúng. GS-VS Phạm Minh Hạc và nhóm nghiên cứu đã định nghĩa: Nhân cách là sự phù hợp của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25 22 thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị của chủ thể mang nhân cách ấy với thang giá trị thước đo giá trị, định hướng giá trị của xã hội. Như vậy vấn đề giáo dục nhân cách con người được đặt ra với các nội dung như: Giáo dục giá trị con người với tư cách là một cá nhân; giáo dục giá trị con người với tư cách là một thành viên cộng đồng trong quan hệ với người khác, trong quan hệ với làng xóm với dân tộc với quốc gia. Các giá trị chung ở con người Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi trong quan niệm và hệ gá trị của mỗi cá nhân và của cộng đồng. Theo quan niệm của tổ chức văn hóa UNESCO thì mỗi con người gồm có khoảng 20 giá trị được chia làm 4 nhóm  Nhóm giá trị cốt lõi: Hoà bình, tự do, việc làm, gia đình, sức khoẻ, an ninh, tự trọng, công lý, tình nghĩa, sống có mục đích, niềm tin, tự lập, nghề nghiệp, học vấn.  Nhóm các giá trị cơ bản: Sáng tạo, tình yêu, chân lý.  Nhóm các giá trị có ý nghĩa: Cuộc sống giàu sang và cái đẹp.  Nhóm các giá trị không đặc trưng: Địa vị xã hội. Mỗi con người đều có 20 giá trị, sự khác nhau giữa người này với người khác là do việc sắp xếp vị trí thứ bậc các giá trị trên là khác nhau. Từ việc sắp xếp các thứ bậc giá trị đó tạo nên động cơ thôi thúc cá nhân hoạt động và làm cho nhân cách của mỗi người khác nhau là khác nhau. Đây là những cái cốt lõi cần có ở mõi con người, hay nói khác đi chính là các nhu cầu mà mỗi người cần được thoả mãn. Song mức độ cần thiết và phương thức thoả mãn để thoả mãn những giá trị trên ở mỗi người khác nhau là khác nhau, và ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại lịch sử khác nhau nó cũng có những diễn tiến khác nhau. Trong những giá trị trên có những giá trị mang tính truyền thống, lịch sử, cũng có những giá trị mang tính hiện đại, là sự tiếp nhận của nền văn hoá, khoa học và kinh tế của thế giới đương đại và được xã hội chấp nhận . Cũng theo kết quả nghiên cứu của GSVS Phạm Minh Hạc và các tác giả về định hướng giá trị của con người Việt Nam thế kỉ XXI thì xu hướng thay đổi trong định hướng giá trị của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay như sau: - Giá trị kinh tế trội hơn các giá trị khác; - Giá trị trước mắt trội hơn giá trị lâu dài; - Giá trị hiện đại lấn át những giá trị truyền thống; - Lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể; - Lợi ích quốc gia lớn hơn lợi ích quốc tế. Định hướng thay đổi giá trị trên được thể hiện trong việc xác định các giá trị trong cuộc sống và trong nghề nghiệp của thanh niên, sinh viên. Điều đó phản ánh tất yếu của sự thay đổi trong xã hội hiện đại. Thực tế đặt ra trong xu hướng chọn nghề của thanh thiếu niên là thích chọn những nghề có thu nhập cao trong xã hội; những nghề liên quan trực tiếp tới tài chínhChính vì vậy một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có xu hướng sống thực dụng; sống chạy theo lợi ích kinh tế. Vì vậy những giá trị văn hoá truyền thống ở một góc độ nhất định bị họ xem nhẹ. Theo quan niệm của đối tượng này cứ có kinh tế, có tiền là sẽ có và có thể làm được mọi việc trong xã hội. Vấn đề đặt ra giáo dục cho thanh niên sinh viên nhận thức và có thái độ, hành vi phù hợp với với những chuẩn mực quy định xã hội và truyền thống văn hóa dân tộc cần dược gìn giữ và bảo tồn. Đặc biết khi họ đang học tập trong trường đại học cần giáo dục cho họ những giá trị cơ bản, cần có ở một con người và những giá trị văn hoá mang tính truyền thống cần phải gìn giữ và bảo tồn từ đó phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Trong giai đoạn hiện nay những giá trị cơ bản cần giáo dục cho con người là những giá trị liên quan đến vật chất, kinh tế như: Việc làm, thu nhập cá nhân, giá trị của đồng tiền và cách quản lý, sử dụng đồng tiền; Giá trị lao động: Làm việc có hiệu quả, năng xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho cá nhân. Những giá trị vật chất này làm cho con người được thoả mãn những nhu cầu cần thiết đảm bảo cho họ sống và sống tốt trong xã hội. Như vậy những giá trị vật chất cũng thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25 23 Những giá trị liên quan đến đạo đức, đến mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng, xã hội: Đó là việc thực hiện các chuần mực hành vi xã hội quy định một cách tự giác, có ý thức trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là những giá trị tinh thần được hình thành và phát triển trên những giá trị về vật chất. Vì vậy cần phải xây dựng những giá trị này trên cơ sở thực hiện chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội, từ quan hệ gia đình đến quan hệ trong công việc và mở rộng ra là quan hệ xã hội mà người đó sống và hoạt động. Giáo dục giá trị cho sinh viên hiện nay Việc giáo dục những giá trị văn hoá cho sinh viên phải theo nguyên tắc của Tâm lý học Mácxít: Nhân cách con người chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và được bộc lộ trong quá trình con người tham gia hoạt động. Như vậy muốn giáo dục giá trị cho thanh niên sinh viên phải bắt đầu từ việc tổ chức các hoạt động mà đơn vị cơ bản của hoạt động là hình thành những kĩ năng cơ bản. Đồng thời việc tổ chức các hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên sinh viên từ đó thu hút họ tham gia qua đó hình thành cho họ những kĩ năng cơ bản, cần thiết giúp họ xác định và thoả mãn những giá trị đúng đắn cho bản thân. Sinh viên là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách nghề với việc định hướng lựa chọn và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai. Những giá trị văn hoá cần hình thành cho họ trên cơ sở xây dựng phát triển hệ thống những kĩ năng sống cơ bản. Từ thực trạng kĩ năng sống của con người nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng được xã hội phản ánh thông qua hành vi đạo đức của họ. Ngày 30 tháng 6 năm 2009 Bộ Chính trị đã đưa ra 7 định hướng về giáo dục đào tạo ở các cấp học, các bậc học trong đó định hướng thứ nhất là: “ trước tiên phải giáo dục cho họ làm người, giáo dục tri thức rồi mới giáo dục nghề..”. Như vậy nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục các cấp là giáo dục cho thanh niên sinh viên làm người với những giá trị văn hoá cơ bản và kĩ năng sống để họ trở thành một con người theo đúng nghĩa của nó, sau đó giáo dục để phát triển tri thức khoa học và cuối cũng mới giáo dục để hình thành cho họ nhân cách nghề . Thực hiện được các mục tiêu của giáo dục như vậy mới có thể hình thành cho xã hội những con người trở thành nguồn nhân lực có ích. Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH hội nhập quốc tế giáo dục và đào tạo nước ta cần phải góp phần chủ đạo trong việc định hướng giá trị và giáo dục giá trị cho sinh viên theo những nội dung sau: - Giá trị trong lựa chọn nghề nghiệp : Trong nhận thức về giá trị của lao động, đa số thanh niên, sinh viên cho rằng lao động là quá trình thể hiện bản thân, đạt được hiệu quả lao động nhất định. Song trong xu thế hiện nay, một số nhận xét cho rằng mọi người đang có xu thế đề cao giá trị về vật chất. Chính vì vậy những những ngành nghề liên quan đến việc trực tiếp tạo ra vật chất đang là vấn đề “hót” trong giới trẻ. Chính vì vậy một số năm gần đây những ngành nghề được thanh niên sinh viên quan tâm như: Tài chính, ngân hàng, kinh tếđược rất đông sinh viên lựa chọn. Những sinh viên không được vào trường đó mà phải học ở những trường khác thì có biểu hiện không an tâm học tập. Chính vì vậy trong giáo dục cần giáo dục cho họ xác định giá trị của từng ngành nghề mà họ đang theo học. Vấn đề là họ phải xác định ý thức rèn kĩ năng nghề cho bản thân để có thể vững vàng trong cuộc sống, và trở thành người có ích cho xã hội. - Giá trị liên quan đến tập thể : Thanh niên sinh viên hiện nay rất ham thích cái mới, thích cuộc sống tập thể, thích cống hiến cho xã hội, thích tự thể hiện bản thân, hướng đến những hoạt động được thể nghiệm khả năng và năng lực của mình. Như vậy đối với thanh niên sinh viên họ hướng đến những gái trị được cống hiến được thể hiện chứ không thuần tuý là được hưởng thụ. Mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể hay nói khác đi là giữa cá nhân với xã hội là một phạm trù quan trọng thể hiện ý thức của con người đối với những giá trị xã hội. Cùng với sự biến đổi của xã hội, những quan niệm, chuẩn mực xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25 24 cũng bị thay đổi đi ít nhiều. Một số kết quả điều tra cho thấy sinh viên hiện nay quan tâm nhiều hơn đến lợi ích cá nhân. Song trong thực tế mỗi sinh viên đã xác định được vị trí họ trong tập thể, lợi ích cá nhân liên quan và gắn chặt với lợi ích của tập thể. Chính vì vậy khi giáo dục sinh viên cần định hướng cho họ những giá trị nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân nhưng những nhu cầu đó phù hợp với lợi ích của tập thể. Họ không được vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại hoặc không quan tâm đến lợi ích của tập thể. Điều này phản ánh tính liên kết cộng đồng của sinh viên Việt Nam. Kết quả nghiên cứu 1700 thanh niên Việt Nam do Viện nghiên cứu Thanh niên thực hiện năm 2007 đã minh chứng vấn đề này. Qua câu hỏi : “ Để hoạt động tập thể đạt hiệu quả theo bạn cần phải làm gì?” có 87,22% ý kiến cho rằng: “ Mọi thành viên trong tập thể phải tích cực tham gia hoạt động” ; chỉ có 5.05% ý kiến cho rằng: “ Tôi thấy ý kiến của cá nhân tôi cũng không làm được gì cho tập thể”. - Giá trị đối với cuộc sống : Mục đích cuộc sống của thanh niên sinh viên là sự hướng về tương lai, hướng về mức độ thoả mãn những ước mong trong cuộc sống. Nhìn chung giá trị cuộc sống của họ là vị trí, vai trò, ý nghĩa của họ trong xã hội. Thành đạt trong sự nghiệp được thanh niên, sinh viên cho là mục đích cơ bản trong cuộc sống( chiếm 44,2% ý kiến). Điều này nói lên nhu cầu và xu thế khảng định cũng nhu uy tín và vị thế của họ trong xã hội. Thanh niên, sinh viên rất mong muốn được sống độc lập, không thích phụ thuộc vào người khác và đặc biệt là họ thích làm giàu. Làm giàu đã trở thành mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của thanh niên, sinh viên(chiếm vị trí thứ 3) trong các mục đích sống của họ. Trong nghiên cứu có tới 2/3 thanh niên sinh viên đã đánh giá được mục đích sống, ý nghĩa của cuộc sống đó là khả năng của chính bản thân và sống có ích có ích cho mọi người xung quanh. - Giá trị liên quan đến sử dụng thời gian: Đa số thanh niên, sinh viên đã biết sắp xếp thời gian và có kĩ năng sử dụng thời gian có hiệu quả. Song thời gian nhàn rỗi không phải học tập hay lao động thì thanh niên, sinh viên hướng đến thoả mãn những gái trị gì. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của thanh niên sinh viên tập trung vào một số hoạt động nhất định theo một phạm vi thống nhất, tuy nhiên ở họ cũng có cách thức thoả mãn khác nhau thể hiện vào sự quan tâm của họ đối với giá trị mà thời gian đó mang lại. Đối với lứa tuổi này đa số thanh niên sinh viên có nhu cầu sử dụng thời gian nhàn rỗi vào các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, giao lưu với bạn bè. Xu hướng thưởng thức nghệ thuật của thanh niên sinh viên là hướng vào loại hình nghệ thuật hiện đại, và làm phong phú vốn hiểu hiết và kinh nghiệm sống của họ thong qua các mối quan hệ bạn bè. Điều này chứng tỏ thanh niên, sinh viên hiện nay có giá trị sống bên cạnh việc làm giàu về kinh tế họ còn quan tâm làm giàu vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm sống cho mình cũng như mong muốn tiếp thu nền văn hoá hiện đại để hội nhập quốc tế. Tóm lại: Giáo dục giá trị trong các trường học nói chung, nhất là trong các trường đại hoc cần phải được nhận thức một cách sâu sắc trên các phương diện: Vị trí vai trò, định hướng các giá trị cần giáo dục trong sự phát triển nhân cách cho mỗi con người, đặc biệt những thay đổi định hướng giá trị của sinh viên trong thời kì CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Cần xác định cho sinh viên những giá trị truyền thống và những giá trị đương đại mà nhân loại đang hướng tới mà Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Vì vậy các nhà giáo dục, những nhà quản lý cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục giá trị cho thanh niên, sinh viên, tạo điều kiện để họ có môi trường học tập, rèn luyện và định hướng tốt để phát triển nhân cách của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thanh Bình (2006) Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam; Nhà in Thống nhất . [2]. Dạy kĩ năng tư duy, Lý luận và thực tiễn Dự án Việt Bỉ. [3]. Hội thảo Giáo dục kĩ năng sống của các nước trong khu vực; Họp tại Băng Cốc- Thái Lan 2003 [4]. Phạm Minh Hạc (chủ biên) Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH HĐH – 2000 Nxb CTQG. [5]. Bộ Chính trị đưa ra định hướng phát triển giáo dục- Ngày 30 tháng 6 năm 2009- Báo vietnam.net Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32 25 SUMMARY EDUCATING VALUES FOR VIETNAMESE STUDENTS Tran Minh Hang* National Institute of Education Management Actually, traditions to be educated for students are human values, fundamental vaules which a specific person in society must possess; this is personality; Education of values in schools in general, especially in universities must be profoundly recognized from many perspectives: Position, role, orientation of values need to be educated along with the development of personality, especially changes in value orientation in the time of Industrialization and Modernization and international integration. It’s necessary for students to identify traditional and temporary values at which mankind is aiming and Vietnam is not the exception. Therefore, educationalists, managers should have effective solutions for educating values for students, youths in order to facilitate a good learning and training environment for personality development. Keywords: Educational values, traditional values, modern values * Tel: 0912346308 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33369_37191_49201294223tap8100004bm_1415_2052341.pdf
Tài liệu liên quan