Đại cương về Tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 1. Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng". Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn. 2. Đặc điểm từ vựng: Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng ., chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy. Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát . Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử (email), thư thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v. Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng lá lúng liếng, v.v.

pdf9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4420 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại cương về Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại cương về Tiếng Việt Đặc điểm tiếng Việt ĐẶC ĐIỂM TIẾNG VIỆT Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 1. Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng". Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn. 2. Đặc điểm từ vựng: Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng..., chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy. Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát... Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử (e- mail), thư thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v. Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng lá lúng liếng, v.v. Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng). Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động. Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị. Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn. 3. Đặc điểm ngữ pháp: Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ. Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan hệ cú pháp. Trong tiếng Việt khi nói "Anh ta lại đến" là khác với "Lại đến anh ta". Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ. Nhờ trật tự kết hợp của từ mà "củ cải" khác với "cải củ", "tình cảm" khác với "cảm tình". Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt. Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt. Nhờ hư từ mà tổ hợp "anh của em" khác với ttổ hợp "anh và em", "anh vì em". Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Ví dụ, so sánh các câu sau đây: - Ông ấy không hút thuốc. - Thuốc, ông ấy không hút. - Thuốc, ông ấy cũng không hút. Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu. Ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo. Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu. Chúng ta thử so sánh 2 câu sau để thấy sự khác nhau trong nội dung thông báo: - Đêm hôm qua, cầu gãy. - Đêm hôm, qua cầu gãy. Qua một số đặc điểm nổi bật vừa nêu trên đây, chúng ta có thể hình dung được phần nào bản sắc và tiềm năng của tiếng Việt. Âm tiết ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT I. Khái niệm Lời nói của con người là một chuỗi âm thanh được phát ra kế tiếp nhau trong không gian và thời gian. Việc phân tích chuỗi âm thanh ấy người ta nhận ra được các đơn vị của ngữ âm. Khi một người phát ngôn "Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa", chúng ta nghe được những khúc đoạn tự nhiên trong chuỗi lời nói đó như sau: Hà / Nội / mùa / này / vắng / những / cơn / mưa Những khúc đoạn âm thanh này không thể chia nhỏ hơn được nữa dù chúng ta có cố tình phát âm thật chậm, thật tách bạch. Điều đó chứng tỏ rằng, đây là những khúc đoạn âm thanh tự nhiên nhỏ nhất khi phát âm, và được gọi là âm tiết. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác. Vì vậy, việc nhận ra âm tiết trong tiếng Việt là dễ dàng hơn nhiều so với các ngôn ngữ Ấn Âu. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một "chữ". II. Cấu tạo của âm tiết Mỗi âm tiết tiếng Việt là một khối hoàn chỉnh trong phát âm. Trên thực tế không ai phát âm tách nhỏ cái khối đó ra được trừ những người nói lắp. Trong ngữ cảm của người Việt, âm tiết tuy được phát âm liền một hơi, nhưng không phải là một khối bất biến mà có cấu tạo lắp ghép. Khối lắp ghép ấy có thể tháo rời từng bộ phận của âm tiết này để hoán vị với bộ phận tương ứng của ở âm tiết khác. Ví dụ: tiền đâu ---> đầu tiên đảo trật tự âm tiết và hoán vị thanh điệu "`" hiện đại ---> hại điện hoán vị phần sau "iên" cho "ai" nhỉ đay ---> nhảy đi thanh điệu giữ nguyên vị trí cùng với phần đầu "nh" và "đ" Quan sát ví dụ trên ta thấy âm tiết tiếng Việt có 3 bộ phận mà người bản ngữ nào cũng nhận ra: thanh điệu, phần đầu và phần sau. Phần đầu của âm tiết được xác định là Âm đầu, vì ở vị trí này chỉ có một âm vị tham gia cấu tạo. Phần sau của âm tiết được gọi là phần Vần. Người Việt chưa biết chữ không cảm nhận được cấu tạo của phần vần. Vào lớp 1, trẻ em bắt đầu "đánh vần", tức là phân tích, tổng hợp các yếu tố tạo nên vần, rồi ghép với âm đầu để nhận ra âm tiết. Ví dụ: U + Â + N = UÂN, X + UÂN = XUÂN Các âm đầu vần, giữa vần và cuối vần (U, Â, N) được gọi là Âm đệm, Âm chính và Âm cuối. Có thể hình dung về cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong một mô hình như sau: 1. Âm đầu Tại vị trí thứ nhất trong âm tiết, âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết. Những âm tiết mà chính tả không ghi âm đầu như an, ấm, êm... được mở đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật. Động tác mở đầu ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu (kí hiệu: /?/). Như vậy, âm tiết trong tiếng Việt luôn luôn có mặt âm đầu (phụ âm đầu). Với những âm tiết mang âm tắc thanh hầu như vừa nêu trên thì trên chữ viết không được ghi lại, và như vậy vị trí xuất hiện của nó trong âm tiết là zero, trên chữ viết nó thể hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết. Sau đây là Bảng hệ thống âm đầu (phụ âm đầu) trong tiếng Việt: Trong bảng hệ thống trên, có ghi âm vị /p/, một âm vị không xuất hiện ở vị trí đầu âm tiết trong các từ thuần Việt. Nhưng do sự tiếp xúc ngôn ngữ, do nhu cầu học tập cũng như giao lưu văn hoá, khoa học-kĩ thuật... cần phải ghi lại các thuật ngữ, tên dịa đanh, nhân danh nên bảng trên có đưa /p/ vào trong hệ thống phụ âm đầu của tiếng Việt. Các âm vị phụ âm đầu được thể hiện trên chữ viết như thế nào xin xem Bảng âm vị phụ âm. 2. Âm đệm Âm đệm là yếu tố đứng ở vị trí thứ hai, sau âm đầu. Nó tạo nên sự đối lập tròn môi (voan) và không tròn môi (van). Trong tiếng Việt, âm đệm được miêu tả gồm âm vị bán nguyên âm /u/ (xem Bảng âm vị nguyên âm) và âm vị "zero" (âm vị trống). Âm đệm "zero" có thể tồn tại cùng tất cả các âm đầu, không có ngoại lệ. Âm đệm /u/ không được phân bố trong trường hợp sau: - Nếu âm tiết có phụ âm đầu là âm môi. - Nếu âm tiết có nguyên âm là âm tròn môi. Ngoài ra, âm đệm /u/ còn không được phân bố với "g" (trừ goá) và "ư", "ươ". Đó là quy luật chung của tiếng Việt: các âm có cấu âm như nhau hoặc gần nhau không được phân bố cùng nhau. Trên chữ viết, âm đệm "zero" thể hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết, âm đệm /u/ thể hiện bằng chữ "u" và "o". 3. Âm chính Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, là hạt nhân, là đỉnh của âm tiết, nó mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm chính trong tiếng Việt do nguyên âm đảm nhiệm. Nguyên âm của tiếng Việt chỉ có chức năng làm âm chính và nó không bao giờ vắng mặt trong âm tiết. Vì mang âm sắc chủ yếu của âm tiết nên âm chính là âm mang thanh điệu. Có nhiều ý kiến khác nhau về số lượng âm chính trong tiếng Việt. Nhưng nhìn chung ý kiến cho rằng tiếng Việt có 16 nguyên âm chính (gồm 3 nguyên âm đôi, 13 nguyên âm đơn, trong đó có 9 nguyên âm đơn dài và 4 nguyên âm đơn ngắn) là có cơ sở. Sau đây là hệ thống nguyên âm chính (xem thêm Bảng âm vị nguyên âm): 4. Âm cuối Âm cuối có vị trí cuối cùng của âm tiết, nó có chức năng kết thúc một âm tiết. Do vậy khi có mặt của âm cuối thì âm tiết không có khả năng kết hợp thêm với âm (âm vị) nào khác ở phần sau của nó. Ví dụ: trong "cúi", thì "i" là âm cuối kết thúc âm tiết nên sau nó không thêm gì cho âm tiết lại. Trái lại, trong "quý", do "y" không phải là âm cuối vì có thể thêm vào sau nó một âm cuối như "t" trong "quýt", "nh" trong "quýnh", v.v. Những âm tiết còn có khả năng thêm vào âm cuối như "quý" ở trên, trong thực tế vẫn được kết thúc như một âm tiết hoàn chỉnh. Bởi vì ở vị trí cuối (vị trí kết thúc âm tiết) lúc ấy có mặt một âm cuối, được gọi là âm cuối zero đối lập với tất cả các âm cuối khác. Âm cuối là bán nguyên âm /u/ (ngắn) có âm sắc trầm chỉ được phân bố sau các nguyên âm bổng và trung hoà, trừ nguyên âm "ơ" ngắn, ví dụ trong níu, áo, bêu diếu, cầu cứu... Bán nguyên âm cuối /i/ (ngắn) có âm sắc bổng chỉ được phân bố sau các nguyên âm trầm và trung hoà, ví dụ trong tôi, chơi, túi, gửi, lấy... Âm cuối zero là một âm vị trống nên không được biểu thị bằng chữ viết. Nó đối lập với 6 âm cuối ở bảng trên, giống như âm đệm zero đối lập với âm đệm /u/, âm tắc thanh hầu /?/ đối lập với các phụ âm khác trong hệ thống các phụ âm đầu. Sau đây là hệ thống các âm cuối trong tiếng Việt (xem thêm Bảng âm vị phụ âm): Thanh điệu Thanh điệu là một yếu tố thể hiện độ cao và sự chuyển biến của độ cao trong mỗi âm tiết. Mỗi âm tiết tiếng Việt nhất thiết phải được thể hiện với một thanh điệu. Thanh điệu có chức năng phân biệt vỏ âm thanh, phân biệt nghĩa của từ. Có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí của thanh điệu trong âm tiết. Nhưng ý kiến cho rằng thanh điệu nằm trong cả quá trình phát âm của âm tiết (nằm trên toàn bộ âm tiết) là đáng tin cậy nhất về vị trí của thanh điệu. Sau đây là hệ thống các thanh điệu trong tiếng Việt: Âm tố Âm Tố Khi phát âm các âm tiết tan và lan, chúng ta nhận thấy giữa chúng có sự khác nhau. Sự khác nhau ở đây rõ ràng là do "t" và "l" gây ra. Như vậy có thể phân tích âm tiết thành những yếu tố nhỏ hơn, "tan" do 3 âm "t", "a", "n" phối hợp thành, và "lan" do 3 âm "l", "a", "n" phối hợp thành. Người ta gọi các yếu tố vừa tách ra khỏi 2 âm tiết trên là âm tố. Âm tố được ghi vào giữa hai kí hiệu [], ví dụ: âm tố [a], [b], [c], v.v. Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong lời nói. Một âm tố "a" ở ba người nói sẽ có ba cách phát âm khác nhau. Thậm chí, một người khi phát âm "a" ở ba thời điểm phát âm khác nhau, thì âm "a" khi phát ra cũng không hoàn toàn giống nhau. Đứng về mặt phát âm, chúng ta có vô số âm tố khác nhau. Có 3 loại âm tố là nguyên âm, phụ âm, bán âm (bán nguyên âm hay bán phụ âm) Nguyên âm có đặc điểm là khi phát âm không bị luồng hơi cản lại, ví dụ âm a, u, i, e, o, ... Xem thêm Bảng âm vị nguyên âm. Phụ âm có đặc điểm là khi phát âm thì luồng hơi bị cản lại, ví dụ âm p, b, t, m, n, ... Xem thêm Bảng âm vị phụ âm. Bán âm có đặc điểm giống nguyên âm về mặt cấu tạo, và giống phụ âm về mặt chức năng (nên còn được gọi là bán nguyên âm hay bán phụ âm), ví dụ /u/ (ngắn), /i/ (ngắn). Xem thêm Bảng âm vị nguyên âm. Âm Vị Như đã nói ở phần âm tố, cách phát âm một âm "a" của mỗi người và ngay ở một người, trong những thời điểm khác nhau, cũng không hoàn toàn như nhau. Và do đó, ta có vô số âm cụ thể của "a". Dựa vào những nét chung nhất, người ta quy nó về một đơn vị khu biệt, có chức năng phân biệt nghĩa, gọi là âm vị. Âm vị trong tiếng Việt là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa. Nếu số lượng âm tố là vô số, thì số lượng âm vị là có hạn, khoảng vài chục đơn vị trong một ngôn ngữ. Để khu biệt với âm tố, người ta ghia âm vị ở giữa hai kí hiệu //, ví dụ: âm vị /a/, /u/, /o/, v.v. Tiếng Khi người Việt phát âm các âm tiết để tạo nên chuỗi lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, đơn vị được dùng trong chuỗi lời nói là "tiếng". Tiếng trong tiếng Việt thường được hiểu là âm tiết, về mặt là đơn vị có nghĩa, dùng trong chuỗi lời nói. Khi phát âm, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, có mang một thanh điệu nhất định. Tuy nhiên, trong lời nói hàng ngày, thường người ta nói đến tiếng nhiều hơn là âm tiết. Ví dụ trong phát ngôn Cháu nó mới nói được hai tiếng "bà" và "mẹ", thì chúng ta có thể nói phát ngôn đó gồm 10 âm tiết hoặc 10 tiếng, nhưng không ai nói Cháu nó mới nói được hai âm tiết "bà" và "mẹ", mặc dù "bà" và "mẹ" khi phân tích về mặt phát âm là 2 âm tiết. Trên chữ viết, mỗi tiếng được ghi thành một chữ. Tiếng có thể trực tiếp hay gián tiếp gắn liền với một ý nghĩa nhất định và không thể chia ra thành những đơn vị có nghĩa nhỏ hơn nữa. Vì vậy có thể hiểu tiếng trùng với hình vị và từ: ăn, nói, đi, đứng, và, sẽ... là những tiếng trong tiếng Việt. Cần chú ý: Trong phát ngôn "tiếng trong tiếng Việt" thì "tiếng" được hiểu như ở trên, còn "tiếng" được hiểu với nghĩa là chỉ một ngôn ngữ cụ thể nào đó, ví dụ: tiếng Anh, tiếng Nga, biết nhiều thứ tiếng... Hình Vị Phân tích một phát ngôn (một đoạn của lời nói) người ta có thể phân xuất ra những đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất, đơn vị đó là hình vị. Ví dụ trong phát ngôn "Ngày mai tôi nghỉ học" sẽ có 5 hình vị có ý nghĩa là "ngày / mai / tôi / nghỉ / học". Hình vị thường có hình thức cấu tạo một âm tiết, tức là mỗi hình vị trùng với âm tiết, trên chữ viết mỗi hình vị được viết thành một chữ. Hình vị trong tiếng Việt có thể một mình đóng vai trò như một từ cũng có thể làm thành tố cấu tạo từ, nhưng nó chỉ được phân xuất ra nhờ phân tích bản thân các từ. Tóm lại, khi phân tích chuỗi âm thanh của lời nói, người ta nhận thấy có những đơn vị ngữ âm được phát ra với một luồng hơi liên tục, không bị cắt đoạn ra trong dòng ngữ lưu, đơn vị đó gọi là âm tiết. Trong tiếng Việt, một âm tiết thường mang một thanh điệu và được ghi lại thành một chữ. Khi phân tích một phát ngôn (một đoạn của lời nói), người ta phân xuất ra được những đơn vị nhỏ nhất trùng với âm tiết, đó là tiếng. Tiếng thường trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với với một ý nghĩa nhất định cho nên trùng với hình vị và từ. Hình vị có hình thức cấu tạo một âm tiết, tức là mỗi hình vị trùng với âm tiết, nó có vai trò như từ nhưng nó không phải là từ vì từ bao gồm nó. Âm tiết, hình vị và từ là đơn vị của ngôn ngữ, còn tiếng là đơn vị của lời nói. Chữ viết CHỮ VIẾT Âm vị là kí hiệu âm thanh nhỏ nhất trong ngôn ngữ mà tai ta có thể nghe được. Kí hiệu âm thanh đó cần phải ghi thành kí hiệu vật chất để mắt ta có thể nhìn thấy được, do vậy mà có chữ viết, có hệ thống văn tự của một ngôn ngữ. Trong các ngôn ngữ, mỗi âm vị đều được ghi lại bằng một con chữ (chữ cái), nhưng con chữ và âm vị là không giống nhau. Chẳng hạn âm vị /b/ trong tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp được thể hiện về mặt âm thanh tương đối giống nhau, nhưng lại khác nhau về mặt chữ viết. Trong tiếng Việt, âm vị /u/ đứng cuối âm tiết khi được ghi bằng chữ "o" (đào hào), khi được khi bằng chữ "u" (rau câu). Để hạn chế những bất cập của chữ viết trong việc nghiên cứu cũng như học tập các ngôn ngữ khác nhau, người ta đã đề ra hệ thống kí hiệu phiên âm quốc tế. Hệ thống này đã được Hội ngữ âm học quốc tế công nhận năm 1888. Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm, mỗi một tiếng hay một âm tiết, một hình vị được ghi thành một chữ rời, ranh giới để nhận diện các chữ là khoảng trống (space) giữa các tiếng (âm tiết, hình vị). Chú ý phân biệt chữ, với cách hiểu là tập hợp chữ viết của một âm tiết (hay một tiếng) như vừa nói ở trên, ví dụ: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", với chữ được hiểu là đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ (con chữ, chữ cái), ví dụ chữ "a, b, c..." và chữ được hiểu là hệ thống kí hiệu bằng đường nét được đặt ra để ghi lại tiếng nói của con người, ví dụ: chữ quốc ngữ, chữ Nôm, chữ A-rập, chữ Hán, chữ Latinh. Tiếng Việt có 41 âm vị: 23 âm vị phụ âm và 16 âm vị nguyên âm, 2 âm vị bán nguyên âm. Để ghi lại 41 âm vị này, tiếng Việt dùng 29 chữ cái (con chữ) sau (xếp theo trật tự abc..): a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y Ngoài ra, tiếng Việt du nhập thêm 4 chữ cái f, j, w, z để viết các từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài bằng phiên âm, và đặc biệt là để viết các thuật ngữ khoa học. Ví dụ: Flôbe (Flaubert), flo-rua (fluorur), juđô (judo), xe jip (jeep), jun (joule), watt, wolfram, Môza (Moza), zero, Zn, v.v. CHÍNH TẢ 1. Chính tả là cách viết chữ được coi là chuẩn, nó có tính chất bắt buộc đối với toàn thể cộng đồng ngôn ngữ. Sự thống nhất chính tả biểu hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chuẩn chính tả, cũng như mọi chuẩn ngôn ngữ khác, không phải là cái gì nhất thành, bất biến. Có những chuẩn cũ đã trở thành lỗi thời, nhường chỗ cho những chuẩn mới ra đời hoặc thay thế nếu nó đáp ứng nhu cầu của đời sống, phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ và được xã hội chấp nhận. Chính tả tiếng Việt cũng không nằm ngoài cái quy luật đó. 2. Do phát âm của tiếng Việt không thống nhất trong cả nước, phát âm của các miền, các địa phương có những mâu thuẫn khác nhau với chính tả, tạo ra những vấn đề chính tả khác nhau Như vấn đề hỏi/ngã đối với miền Nam và phần lớn miền Trung, vấn đề ch-/tr-, s-/x- đối với miền Bắc, v.v. Ngoài ra còn có những trường hợp cần chú ý như: - ăm - âm, ăp - âp, ay - ây được phân biệt trong mọi phương ngữ, nhưng ở phương ngữ miền Bắc, chỉ riêng với một số từ lại không có sự phân biệt. Ví dụ: con tằm phát âm là con tầm; cặp sách phát âm là cập sách; dạy học phát âm là dậy học, v.v. - Có khi cùng một từ (hình vị), lại có hai hay ba b iến thể ngữ âm và biến thể chính tả tương ứng khác nhau ở các phương ngữ. Ví dụ bệnh tật và bịnh tật; thưa gửi và thưa gởi; lời lẽ và nhời nhẽ, v.v. Nhìn chung, chính tả của tiếng Việt tập trung trong các trường hợp sau đây: - Âm tiết có phụ âm đầu (hoặc bán nguyên âm đầu): ch-/tr- d-/gi- d-/gi-/r- d-/gi-/v- l-/n- s-/x- hw-/ngw-/qu-(kw-)/w- [w viết bán nguyên âm "u" trong oa (wa), oă (wă), oe (we), (q)ua (wa), (q)uă (wă), uâ (wâ), (q)ue (we), uê (wê), uơ (wơ), uy (wi) ở những âm tiết như: hoa, ngoặc, loe, qua, quăn, uất, quen, huê, huơ, nguy...] - Âm tiết có nguyên âm chính (kết thúc bằng phụ âm hoặc bán phụ âm): e-/ê- trong: em/êm ep/êp i-/iê- trong: im/iêm ip/iêp iu/iêu i-/ư- trong: iu/ưu o-/oo- trong: on/oong ot/ooc o-/ô-/ơ- trong: om/ôm/ơm op/ôp/ơp u-/uô- trong: ui/ưôi un/uôn ut/uôt ư-/ươ- trong: ưi/ươi ưu/ươu - Âm tiết có phụ âm cuối: -c/-t -n/-ng - Âm tiết có các khuôn vần: ai/ay ao/au ên/ênh êch/êt ich/it in/inh oi/oai - Âm tiết có thanh điệu: hỏi/ngã ngã/nặng - Âm tiết có phụ âm đầu: d-/nh- gi-/tr- l-/nh- - Âm tiết kết thúc bằng: -ăm/-âm -ăp/-âp -au/-âu -ay/-ây -i/-y (sau k-, h-, l-, m-, qu-, t-) Để nắm vững chính tả tiếng Việt, không cần thiết phải nhớ hết chính tả của mỗi từ ngữ, chỉ cần nắm vững chính tả của một số lượng âm tiết cụ thể, khác nhau đối với từng phương ngữ. Vấn đề này luôn được phản ánh đầy đủ, cụ thể trong các cuốn từ điển chính tả tiếng Việt. Hệ thống âm vị 1. Tiếng Việt có 23 âm vị là phụ âm. Tương ứng với 23 âm vị phụ âm thì có 24 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 27 chữ viết. 27 chữ viết này được hình thành từ 19 chữ cái (con chữ) - Chúng tôi viết "p+h, ..." là muốn biểu thị chữ ph, ... được tạo thành từ sự tổ hợp của 2 phụ âm p và h, ... - Những âm tiết không có âm đầu (như: âm, êm, oai, uyên) khi phát âm được bắt đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng bật. Động tác khép kín ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu, kí hiệu: /?/. 2. Tiếng Việt có 16 âm vị là nguyên âm (trong đó có 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi) và 2 âm vị là bán nguyên âm*. Trong 16 âm vị nguyên âm và 2 âm vị bán nguyên âm thì có 17 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 20 chữ viết. 20 chữ viết này được hình thành từ 12 chữ cái (con chữ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐại cương về Tiếng Việt.pdf
Tài liệu liên quan