Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Students are important parts of academia, universities and colleges. This is the force that every year after graduation will be added to qualified human resources of the country. There are now seven universities, a postgraduate scientific training, 10 colleges with over 100.000 students, in which over 70.000 students with intensive systems in Thai Nguyen city. While residential accommodation only meet about 30% of the total student regular training focused. Particularly, some schools only meet about 15 to 20%. Most outpatient students aware their task of learning and practicing. However, students are part of the negative effects of habitat lack of awareness training, has been mired in unhealthy lifestyles, social evils, law violations. The reality that requires to have some measure of student such sa: raising responsible self managed by students; regulating the rights and obligations for accommodation of students; establishment of outpatient self-management student at the residential building system of communication between the shelter with local authorities and schools v.v.

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đào Duy Thăng Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Sinh viên (SV) là bộ phận quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng mà hàng năm sau khi tốt nghiệp sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có trình độ của đất nước. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên và 10 trường cao đẳng khác với trên 100.000 SV, trong đó có hơn 70.000 SV hệ chính quy tập trung [1]. Tuy nhiên chỗ ở nội trú chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số SV hệ chính quy tập trung, có trường chỉ đạt 15- 20%. Đa số SV ngoại trú ý thức được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình. Song vẫn còn một bộ phận SV do tác động tiêu cực của môi trường sống, ý thức rèn luyện, học tập kém, nên có lối sống thiếu lành mạnh, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Thực trạng đó đòi hỏi cần có những biện pháp quản lí SV như: Nâng cao trách nhiệm tự quản của SV ngoại trú; quy định các quyền và nghĩa vụ đối với chủ nhà trọ SV; thành lập các tổ SV ngoại trú tự quản tại khu dân cư; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa các khu trọ với chính quyền địa phương và nhà trường; v.v nhằm hạn chế các tiêu cực trên ở SV. Từ khoá: Biện pháp quản lí sinh viên, quản lí sinh viên ngoại trú, sinh viên Thành phố Thái Nguyên TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU* Quản lí là một hiện tượng có tính lịch sử và xuất hiện rất sớm từ nhu cầu khách quan của xã hội. Riêng công tác quản lí SV ngoại trú thì xuất hiện khi xuất hiện hình thức ở ngoại trú của SV. Quản lí SV ngoại trú là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của các lực lượng quản lí lên SV ngoại trú nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo đã định. Điểm này hoàn toàn giống việc quản lí SV nội trú. Tuy nhiên, lực lượng quản lí SV nội trú chủ yếu là nhà trường, còn với SV ngoại trú thì có nhiều lực lượng tham gia quản lí, như: nhà trường, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội, gia đình, chủ nhà trọ, cộng đồng xã hội Biện pháp quản lí SV ngoại trú là những nội dung, cách thức giải quyết vấn đề SV ngoại trú giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường, với bản chất là sự tác động vào nhận thức và hành động của SV, biến những nhận thức và hành động đó từ tự phát sang tự giác. * Tel: 0986948798 Trước đây, mọi SV đều được ở trong các ký túc xá. Khái niệm quản lí SV ngoại trú xuất hiện từ khi nhu cầu học tập của người dân vượt quá khả năng đầu tư xây dựng ký túc xá của Nhà nước ở các trường, khiến một số lượng lớn SV phải tự lo chỗ ở trong thời gian học tập, làm nảy sinh nhiệm vụ mới cho các nhà trường và cộng đồng xã hội, đó là quản lí đối tượng này. Việc quản lí SV ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục là một vấn đề càng mới mẻ. Hiện ở Thái Nguyên chưa có ai nghiên cứu theo hướng tiếp cận này. Do vậy, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thực tiễn và đề xuất một số biện pháp quản lí SV ngoại trú một cách khoa học, làm cơ sở lí luận và thực tiễn triển khai vào thực tế công tác quản lí SV ngoại trú. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI TRÚ Đặc điểm nhân cách SV: Đây là thời kì có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập nhân cách, tiếp thu tri thức của đời người. Nhân cách của SV ngoại trú có những biểu hiện: Muốn độc lập, tự do nhằm thoả mãn sở thích, nhu cầu, khả năng nhận thức và hành động của cá nhân; tiếp tục nhận thức và lí giải Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140 nhiều vấn đề thực tiễn mà trong nhà trường chưa có đủ luận cứ để chứng minh, giải đáp thoả đáng; từng bước định hình và tạo dựng phong cách, nhân cách của riêng mình. Có thể nói SV ngoại trú hầu hết là những người có ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Đặc điểm tự lực, sáng tạo và trách nhiệm công dân: Cùng chung đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ, SV ngoại trú rất ham hiểu biết, khám phá, sáng tạo và thích tiếp thu những điều mới lạ. Hầu hết họ xác định rõ động cơ học tập và rèn luyện; có tư tưởng khá thực tế trong việc lựa chọn ngành nghề và trong cuộc sống. Nhiều người còn vừa học, vừa làm nhằm tăng thêm thu nhập, tích luỹ kinh nghiệm, mở rộng quan hệ, nâng cao hiểu biết, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình... Điều kiện sống và hoạt động: Đa số SV ngoại trú sống và sinh hoạt tại các hộ gia đình ở khu dân cư. Họ có thể ở riêng hoặc ở chung tại các phòng trọ. Họ nhận được sự quản lí của nhà trường ít hơn so với SV ở nội trú. Điều đó cho thấy công tác quản lí nói chung, phát triển môi trường sống nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống và học tập của SV ngoại trú. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Vai trò, ý nghĩa của quản lí sinh viên ngoại trú Quản lí SV ngoại trú là vấn đề khó khăn. Bởi SV đang ở độ tuổi hiếu động, dễ thay đổi về nhận thức và hành động, ưa giao tiếp, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, thích tìm tòi, khám phá... nhưng lại chưa định hình rõ rệt về nhân cách, nên dễ sai lệch về nhận thức và hành vi, dẫn tới có những hành vi thiếu chuẩn mực, vi phạm pháp luật nếu không được quản lí, phát hiện, định hướng kịp thời. Nguyên nhân SV ở ngoại trú: Tìm hiểu tại 5 trường đại học (Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh), 4 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Văn hoá- Nghệ thuật Việt Bắc, Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim, Trường Cao đẳng Kinh tế), chúng tôi thấy các trường trên chỉ đáp ứng khoảng 30% chỗ ở nội trú cho SV hệ chính quy tập trung. Trong nhiều trường các điều kiện phục vụ ăn ở, sinh hoạt và học tập ở nội trú còn nhiều hạn chế, bất cập. Qua nghiên cứu thực tế và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV nội trú, thấy rằng điều kiện cơ sở vật chất ở nội trú phục vụ cuộc sống và học tập đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, do phải ở chật chội (6 đến 8 SV/phòng) nên rất phức tạp. Nhà trường chủ yếu quản lí SV nội trú theo cơ chế hành chính, “xin cho”, chưa có tính chất dịch vụ, phục vụ khiến SV nội trú cảm thấy gò bó, thiếu thốn... Nhiều vấn đề của đời sống, sinh hoạt chưa thuận tiện: SV không được đun nấu tại kí túc xá, trong khi dịch vụ ăn uống không đáp ứng nhu cầu, có trường phục vụ nhưng giá quá đắt so với bên ngoài; chậm sửa chữa các hư hỏng về cơ sở vật chất; điện, nước nhiều khi không đảm bảo; những điều kiện phục vụ mở rộng hiểu biết, vui chơi giải trí thiếu hoặc thiếu đồng bộ; nhiều nhà ở đã xây dựng từ những năm 80, 90 của thế kỉ XX nay đã lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng v.v Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi thấy có 4 nguyên nhân chủ yếu để SV lựa chọn ngoại trú (khảo sát trên 100 SV ngoại trú ở 5 phường, xã: Quang Trung, Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Tân Thịnh, Tích Lương). Cụ thể: 75% SV nói để có điều kiện học tập tốt hơn; 54% cho rằng được tự do, thoải mái hơn; 39% ở ngoại trú vì có người thân ở cùng; 11% SV cho rằng ngoại trú để tiết kiệm chi phí và có tới 13% SV cho rằng do nhiều nguyên nhân nên họ đã lựa chọn ở ngoại trú. Thực trạng điều kiện sống của SV ngoại trú Chính quyền các cấp và nhân dân Thành phố Thái Nguyên đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, quản lí, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để SV cư trú. Nhiều chủ nhà trọ thường xuyên giáo dục, nhắc nhở, phổ biến công khai nội quy, quy định của địa phương để SV biết và chấp hành. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương đến nay đã phát triển rõ rệt, hàng năm có 85% số gia đình được công nhận Gia đình văn hoá, trên 50% số làng (xóm, tổ) đạt tiêu chuẩn Làng văn hoá... Như vậy các điều kiện kinh tế Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 141 - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội các địa phương cơ bản đảm bảo để SV sinh sống và học tập [2]. Thường SV ngoại trú được gia đình chu cấp từ 1,5 - 2,0 triệu đ/tháng (những gia đình khá giả từ 2,0 - 2,5 triệu, nhưng nhiều gia đình khó khăn chỉ chu cấp được 1,0 - 1,2 triệu đ/1 tháng). Các nhà trọ thường được xây dựng thành dãy từ từ 5- 10 phòng/dãy, diện tích khoảng 10m 2/phòng, phù hợp với khả năng thanh toán của số đông SV (trung bình từ 300.000- 600.000đ/phòng/tháng không kể tiền điện, nước, internet, truyền hình cáp), phòng có mạng internet và công trình phụ khép kín 400.000- 600.000đ/tháng. Ở nhiều khu vực có nhà văn hoá, sân thể thao, tủ sách dùng chung. Nhiều chủ trọ tạo rất điều kiện để SV học tập, rèn luyện, khuyến khích họ tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Có hộ đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà trọ có không gian sinh hoạt khang trang, có ti vi, đài, dụng cụ thể thao, sân tập, như Công ty Khách sạn - Du lịch Dạ Hương (Tổ 39, phường Quang Trung); gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Tổ 1, phường Quang Trung)... Có chủ trọ giảm tiền phòng cho SV diện chính sách, học giỏi, chấp hành tốt mọi quy định của địa phương và nhà trọ. Song các nhà trọ ở ngõ ngách, thiếu sự quản lí, giám sát của các cơ quan chức năng thì các chủ trọ ít quan tâm đầu tư về mọi mặt hơn. Khảo sát 100 SV ngoại trú tại 5 phường, xã (đã kể trên) về điều kiện nhà ở cho thấy: 96% SV ở nhà cấp 4; 3% ở nhà tầng, 1% ở nhà mái bằng. 36% ở 1 người/1 phòng; 61% ở 2 người/1 phòng; 3% ở từ 3 người trở lên/1 phòng (Bảng 1). Đa số SV đánh giá nhà ở và điện, nước đã được đảm bảo. Điều kiện an ninh trật tự và môi trường sinh thái nhiều SV thấy chưa đảm bảo. Điều kiện thể thao, văn hoá, giải trí có 79% số SV cho là chưa đảm bảo (việc tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, vui chơi của SV ngoại trú rất hạn chế). Hoạt động của sinh viên ngoại trú: SV ngoại trú thường chọn nơi ở có bạn cùng lớp, hoặc cùng khoa, trường, cùng trang lứa, chí hướng, cùng quê, v.v Nhưng việc lựa chọn này cũng gặp khó khăn vì mỗi người đều có những điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu, sở thích, lối sống khác nhau, do vậy không ít SV thường xuyên thay đổi chỗ ở và bạn ở cùng để tìm sự hòa hợp. Nhu cầu của SV ngoại trú ngày càng phong phú, nên các chủ nhà trọ có xu hướng “chiều” SV: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chấp nhận các kiểu sống trong nhà trọ. Một số chủ chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến môi trường sống, điều kiện ăn ở, học tập, không theo dõi, quản lí, giáo dục về đạo đức, lối sống cho SV trú trọ... Có chủ nhà trọ tâm sự: “Nếu mình khắt khe SV lại đi thuê chỗ khác cũng vậy”. Nên một số SV lợi dụng sự quản lí lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của chính quyền, nhà trường, chủ nhà trọ mà thiếu rèn luyện, tu dưỡng, ăn chơi đua đòi, vi phạm pháp luật, sa ngã vào tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, số đề, trộm cướp, mại dâm, rượu chè bê tha... Hiện tượng SV “sống thử”, “góp gạo thổi cơm chung” khá phổ biến. Các xã, phường có đông SV: Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Đồng Quang, Tân Thịnh, Thịnh Đán, xã Tích Lương và xã Quyết Thắng (có phường, xã có 4.000 - 5.000 SV). Bảng 1. Kết quả khảo sát điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, an ninh tại nhà trọ SV TT Ý kiến đánh giá (%) Điều kiện Đảm bảo Cơ bản đảm bảo Chưa đảm bảo 1 Nhà ở 52 39 9 2 Điện, nước 86 13 1 3 An ninh trật tự xã hội SV ngoại trú 24 57 19 4 Môi trường sinh thái 18 61 21 5 Thể thao, văn hoá, giải trí 4 17 79 Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 142 Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng phạm pháp lẩn trốn, hoạt động, tệ nạn xã hội tồn tại. Từ năm 2006 đến năm 2009, phát hiện 02 SV bị các thế lực thù địch lôi kéo tham gia tổ chức “Công đoàn độc lập Việt Nam”; 02 SV đăng kí tham gia “Đảng dân chủ Việt Nam”; 01 SV tải và đưa lên trang web của trường nội dung nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã manh nha hình thành tổ chức bất hợp pháp với 45 SV của 25 trường đại học, cao đẳng tham gia. 77 vụ SV vi phạm pháp luật (có 05 vụ giết người, 07 vụ cướp tài sản, 17 vụ cố ý gây thương tích, 11 vụ gây rối trật tự nơi công cộng...) [3]. Năm 2010 trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 302 vụ án hình sự, trong đó có 32 vụ án với 42 SV có liên quan (tăng 8 vụ 13 SV so với năm 2009) [4].Kết quả khảo sát về những hoạt động sau giờ học ở lớp trên 100 SV ngoại trú cho thấy: 100% tự học; 93% hoạt động giao lưu, thăm hỏi; 74% hoạt động văn nghệ, thể thao; 59% tham gia hoạt động xã hội (từ thiện, bảo vệ môi trường, khuyến học, phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm); 57% đọc báo, nghe đài, xem ti vi; 16% truy cập Internet; 7% đi tham quan, du lịch; 4% đi làm thêm. Còn 14% nói là đi học thêm nghề khác, trang trí, sửa sang lại phòng ở, chơi bài, Việc quản lí SV ngoại trú những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn gặp khó khăn, như: Nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, gia đình hạn chế; địa bàn rộng và phức tạp; SV hay thay đổi chỗ vì chọn môi trường phù hợp với túi tiền, sở thích cá nhân Kết quả khảo sát bằng phiếu trên 100 cán bộ lãnh đạo, quản lí, công an khu vực, tổ trưởng nhân dân (xóm), chủ trọ tại 5 phường, xã (đã kể trên) và một số cán bộ quản lí, giảng viên tại một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn về trách nhiệm của các lực lượng quản lí SV ngoại trú được thể hiện trên bảng 4. Bảng 2. Kết quả khảo sát các hoạt động của SV ngoại trú sau giờ học ở lớp (đơn vị tính %) TT Tần xuất hoạt động Các hoạt động Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Tự học 91 8 1 2 Tự quản 63 16 21 3 Hoạt động XH (từ thiện, bảo vệ môi trường, khuyến học, phòng chống tệ nạn XH, tội phạm) 14 64 22 4 Các phong trào thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ 7 82 11 Bảng 3. Kết quả khảo sát việc kiểm tra trong công tác quản lí SV ngoại trú (đơn vị tính %) TT Tần xuất kiểm tra Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thấy bao giờ Không rõ 1 Nhà trường 13 25 39 23 2 Phường, xã (công an khu vực) 14 41 28 17 3 Tổ nhân dân, xóm 19 47 20 14 4 Gia đình (phụ huynh) 51 46 3 0 5 Chủ hộ kinh doanh nhà trọ 92 7 1 0 Bảng 4. Trách nhiệm của các lực lượng đối với công tác quản lí SV ngoại trú (đơn vị tính %) TT Mức độ trách nhiệm Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm Có trách nhiệm Chưa thật trách nhiệm Phó mặc 1 Gia đình 36 50 14 2 Nhà trường 40 54 6 3 Chính quyền địa phương nơi SV ngoại trú 51 42 7 4 Tổ nhân dân, xóm 55 42 3 5 Chủ hộ kinh doanh nhà trọ 30 63 7 Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 143 6 Cộng đồng xã hội 15 59 24 Nhận xét: Trách nhiệm của các lực lượng quản lí còn hạn chế, công tác quản lí còn thiếu tác dụng giáo dục, phòng ngừa. Các hành vi vi phạm quy định, pháp luật... của SV phần lớn đều do nhân dân phát hiện và phản ảnh. Có thể sơ bộ kết luận, công tác quản lí SV còn bộc lộ một số hạn chế như: - Chưa giáo dục cho SV ngoại trú thấy lợi ích, tác dụng của nhiệm vụ phát triển môi trường ngoại trú đối với điều kiện sinh sống và học tập của mình. SV xem đây là trách nhiệm của địa phương và xã hội. - Nhiều SV ngoại trú còn thụ động, thiếu tự giác, trách nhiệm trong học tập và rèn luyện, nhất là đối với các hoạt động phong trào của địa phương. - Nhiều tổ chức, cá nhân chưa thấy vai trò, tác dụng của phát triển môi trường giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nên chưa phát huy được tinh thần tự giác, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. - Kinh doanh nhà trọ là loại hình kinh doanh có điều kiện, nhưng hiện chưa có quy định cụ thể về các điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật, môi trường..., nhất là với nhà trọ SV. Vì vậy, chưa có chế tài xử lí đối với các chủ nhà trọ vi phạm điều kiện kinh doanh nhà trọ SV. - Công tác phối hợp quản lí và chia sẻ thông tin quản lí SV ngoại trú giữa các lực lượng còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, khiến công tác quản lí giảm tác dụng, thiếu hiệu quả v.v BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SV NGOẠI TRÚ - Biện pháp nâng cao trách nhiệm tự quản của SV ngoại trú + Giáo dục cho SV ngoại trú thấy được vai trò, tác dụng của phát triển môi trường giáo dục đối với cuộc sống ngoại trú cũng như nhiệm vụ học tập, rèn luyện của mình. + Quy định rõ nội dung, định hướng cách thức, biện pháp phát triển môi trường giáo dục đối với SV ngoại trú. Gắn trách nhiệm phát triển môi trường giáo dục là một trong những nhiệm vụ, nội dung quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét chấp hành Quy chế ngoại trú của SV. - Biện pháp quy định quyền và nghĩa vụ của chủ nhà trọ SV: + Chính phủ sớm có quy định các điều kiện kinh doanh (cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, văn hoá, xã hội tối thiểu đối với nhà trọ SV); quyền và nghĩa vụ của chủ nhà trọ: nộp thuế kinh doanh, tham gia quản lí SV, đảm bảo an ninh, bảo vệ tài sản, tính mạng của SV thuê trọ). + Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của SV đi thuê nhà trọ: điều kiện được thuê trọ, nộp phí: phòng, điện, nước, internet, an ninh, vệ sinh môi trường, tham gia hoạt động ở địa phương. + Quy định các điều kiện không gian, cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, môi trường văn hoá, xã hội tối thiểu đối với các nhà trọ, phòng trọ, về: diện tích, chất lượng nhà ở, công trình vệ sinh, điện, nước, an toàn cháy nổ, môi trường sinh thái, điều kiện văn hoá, tinh thần... - Biện pháp thành lập Tổ sinh viên ngoại trú tự quản: + Bộ Nội vụ cần quy định, hướng dẫn thành lập, nội dung và phương thức hoạt động của Tổ SV tự quản. + Tổ SV tự quản có quyền và trách nhiệm phối hợp với tổ nhân dân (xóm) tuyên truyền, giáo dục cho SV chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, chấp hành các quy định của Nhà nước, địa phương; phát huy tinh thần tiền phong, xung kích của SV trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, phong trào tại nơi ngoại trú (phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; bảo vệ an ninh – trật tự xã hội...); Tổ SV tự quản có quyền và trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của SV ngoại trú nếu bị xâm hại. Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 144 - Biện pháp xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa các khu trọ của SV với chính quyền địa phương, nhà trường: + Có mạng internet để SV làm quen, tiếp cận, sử dụng và khai thác thông tin nhằm phục vụ học tập, nâng cao hiểu biết về mọi mặt và giải trí. + Nâng cao khả năng giao tiếp, tự học và nghiên cứu của SV; rèn luyện kĩ năng lựa chọn thông tin, qua đây SV có thể bộ lộ quan điểm riêng và tự khẳng định mình. + Hàng tuần Tổ SV tự quản phản ảnh qua mạng tình hình thực hiện Quy chế ngoại trú của các thành viên, an ninh, trật tự xã hội tại khu trọ với nhà trường và với chính quyền địa phương. + Chính quyền cùng nhà trường, chủ trọ thường xuyên trao đổi thông tin về SV ngoại trú thông qua mạng Internet hoặc điện thoại. - Biện pháp nâng cao trách nhiệm phối hợp quản lí SV ngoại trú giữa nhà trường - chính quyền phường (xã) và chủ nhà trọ: + Hoàn thiện các quy chế phối hợp công tác giữa các lực lượng quản lí, nhất là giữa các nhà trường với chính quyền phường, xã về công tác quản lí SV. + Trường cần chủ động, chủ trì trong việc phối hợp quản lí SV ngoại trú với các lực lượng. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM Đối tượng chúng tôi tập trung khảo nghiệm là 100 cán bộ văn hoá, công an khu vực, tổ trưởng nhân dân, trưởng xóm, chủ nhà trọ trên địa bàn 5 phường, xã. Các giải pháp trên đều có tính khoa học, khả thi. Nhưng việc quản lí SV ngoại trú là vấn đề khó khăn, phức tạp. Các biện pháp trên chỉ cơ bản, nhất thời. Do vậy cần phải kết hợp nhiều biện pháp quản lí khác để công tác quản lí SV ngoại trú có thể đem lại hiệu quả, thiết thực và lâu dài. KHUYẾN NGHỊ - Các tổ chức, cá nhân, nhất là các nhà trường, gia đình cần tích cực phối hợp để tuyên truyền, giáo dục, động viên và Bảng 6. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí SV ngoại trú được đề xuất (ĐV tính %) TT KẾT QUẢ TÊN BIÊN PHÁP TÍNH KHOA HỌC TÍNH THỰC TIỄN TÍNH KHẢ THI Rất khoa học Khoa học Chưa khoa học Rất thực tiễn Thực tiễn Chưa thực tiễn Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1 Nâng cao trách nhiệm tự quản của SV ngoại trú đối với cuộc sống của mình 21 68 11 3 58 39 2 62 36 2 Xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của người cho thuê, người thuê trọ; về điều kiện kinh doanh, cơ sở vật chất, môi trường đối với phòng trọ SV 32 65 3 4 27 69 17 76 7 3 Thành lập các Tổ SV ngoại trú tự quản tại khu dân cư 14 62 24 7 13 80 22 71 7 4 Xây dựng hệ thống thông tin (điện thoại, Internet) giữa các khu trọ SV với chính quyền địa phương, nhà trường 26 58 16 6 57 37 9 58 33 Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 145 5 Nâng cao trách nhiệm phối hợp quản lí SV ngoại trú giữa nhà trường - chính quyền phường (xã) và chủ nhà trọ 31 63 6 27 58 15 28 65 7 tổ chức SV ngoài giờ học phải tham gia các cuộc vận động, phong trào, hoạt động do nhà trường, nơi cư trú và cộng đồng xã hội tổ chức. - Nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng các kí túc xá SV; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các "Làng Sinh viên" hoặc có cơ chế, chính sách cho phép các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kí túc xá tại các trường học nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho SV. - Quy định cụ thể hơn về quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, nhất là ở cấp cơ sở, nhà trường, cộng đồng tổ dân phố đối với phát triển môi trường văn hoá - giáo dục, quản lí SV tạm trú. - Quy định cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh nhà trọ SV. KẾT LUẬN Trong những biện pháp đề xuất có biện pháp Nhà nước chưa quy định hoặc chưa thực hiện trên địa bàn, chúng tôi tin những biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả trong quản lí SV ngoại trú. Công tác quản lí SV ngoại trú cần sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Cần thống nhất một số quan điểm, biện pháp như: xây và chống; lấy cái đẹp dẹp cái xấu; lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực..., phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tâm lí, đối tượng cụ thể, để công tác lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực và bền vững, lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010. [2]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (2000-2010). [3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo Sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 1718/2007/QĐ- UBND ngày 28/8/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về ban hành Quy chế quản lí HSSV ngoại trú và công tác bảo vệ an ninh - trật tự trong trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. [4]. Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên: Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội năm 2010. [5]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 403- 404, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. SUMMARY OUTPATIENT STUDENTS MANAGE IN THAI NGUYEN CITY Dao Duy Thang * Thai Nguyen University Publisher Students are important parts of academia, universities and colleges. This is the force that every year after graduation will be added to qualified human resources of the country. There are now seven universities, a postgraduate scientific training, 10 colleges with over 100.000 students, in which over 70.000 students with intensive systems in Thai Nguyen city. While residential accommodation only meet about 30% of the total student regular training focused. Particularly, some schools only meet about 15 to 20%. Most outpatient students aware their task of learning and practicing. However, students are part of the negative effects of habitat lack of awareness training, has been mired in unhealthy lifestyles, social evils, law violations. The reality that requires to have some measure of student such sa: raising responsible self managed by students; regulating the rights and obligations for accommodation of students; establishment of outpatient self-management student at the residential building system of communication between the shelter with local authorities and schools v.v... Key words: Measures for management of student, outpatient students management, students of Thai Nguyen city * Tel: 0986948798

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32413_35873_682012152734bienphapquanlysinhvien_3968_2052781.pdf
Tài liệu liên quan